KỸ NĂNG QUẢN TRÒ Quản trò là trung tâm và là sự thành công hay thất bại của một buổi sinh hoạt, một đêm lửa trại hoặc là một buổi gặp gỡ, giao lưu. Do đó nhiệm vụ của người quản trò là tạo một bầu khí sôi động, hoạt náo, vui tươi, lôi cuốn . . . Người quản trò là người quyết định mọi chưông trình và sẵn sàng can thiệp không để cho bầu khí bị loãng hoặc bị động. Vì thế, là huynh trưởng, các bạn cần trang bị cho mình khả năng này, sự nhanh nhẹn, nhạy bén và còn can đảm nữa. Tránh trường hợp lúng túng hay mất bình tĩnh trước đám đông đang chờ các bạn điều khiển. I. Cách ra một trò chơi : 1. Giải thích luật chơi rõ ràng, kèm theo cử chỉ diễn tả. 2. Trình bày theo thứ tự hợp lý, dễ hiểu. 3. Cho chơi (thực hành) nháp nếu trò chơi khó, ôn lại trước khi chơi thật. 4. Ngừng cuộc chơi trước khi mọi người chán, mệt. 5. Đánh giá – kết quả – nhận xét ưu khuyết điểm – rút ra bài học. II. Bốn điều cần thiết cho người quản tro : 1. Có vốn liếng : Biết rõ luật chơi và cách chơi. Có sẵn nhiều trò chơi dự trữ “ trong túi” (không để bị cạn). Chọn lọc trò chơi, tránh những trò chơi :
a- Giọng nói : Ngắn gọn, dễ hiểu, khẩu lệnh dứt khoát. Vui vẻ mà nghiêm minh. b- Khuôn mặt : Tươi tỉnh, cởi mở. Tránh để lộ sự nóng nảy, sốt ruột, nản lòng hay nạt nộ gay gắt. 3. Cử chỉ – dáng điệu : Kết hợp với giọng nói sao cho có duyên, gần gủi với người chơi. Tránh cử chỉ thừa, vụng về gây mất tự chủ. 4. Để ý – quan sát : Số lượng người chơi để có trò chơi phù hợp. Đối tượng được chơi : Lứa tuổi – Phái tính – Trình độ. Bầu khí – sân bải – khu vực chơi – an toàn . . . Y phục – vật dụng – khí tài . . . III. Đúc kết của người quản trò : Sau khi trò chơi kết thúc, người quản trò nên cho người chơi biết sự đánh giá của mình về trò chơi vừa rồi, những gì cần bổ xung cho lần chơi sau, khen thưởng và khuyến khích các đội thắng, thua. Nhưng điều quan trọng nhất là cho biết trò chơi vừa qua đã giúp cho mọi người lợi ích về khía cạnh nào ? Điều đó giúp cho người chơi biết rằng mình chơi nhưng mình đang học, và học trong các trò chơi. Đa phần, các quản trò thường cho chơi đến phút cuối cùng và thường không rút ra được điều gì cho các em nhỏ, từ đó các em nhỏ chỉ cho đó là trò chơi đơn thuần, thích thì chơi, không thích thì thôi, không có sự cố gắng tham gia( chỉ là chơi, và các anh chị không quan tâm các em có thích hay không?) dó đó là người quản trò, các em cố gắng dùng mọi cách (áp dụng trò chơi) và phân tích cho các em nhỏ thấy được rằng mình đang học những điều cần thiết chính trong cuộc sống của mình. Ví dụ như : Trò chơi vận động : Thư giản, bảo vệ sức khoẻ, tập phản ứng nhanh trước mọi tình huống, chí quyết thắng, kiên cường . . . Trò chơi đấu trí : Luyện tập trí óc, phán đoán chính xác, thư giản… Trò chơi lớn : Tập tính đoàn kết, tinh thần yêu thưông, giúp đỡ lẫn nhau, tính kỹ luật, vâng phục cấp chỉ huy, vận dụng tổng hợp . . . Qua các ví dụ trên cho các trưởng thấy, trò chơi mà người quản trò đưa ra không còn đơn thuần là trò chơi nữa mà là một phưông cách giáo dục, nhằm huấn luyện hoặc ôn tập những kỹ năng đã được học. Do đó các trưởng phải soạn thảo hoặc hiểu thật rõ nội dung của trò chơi mà mình đưa ra trước khi cho chơi và nhớ đúc kết trò chơi cho thật hoàn hảo. MỘT SỐ TRÒ CHƠI THÔNG DỤNG
TRÒ CHƠI LÝ LUẬN
1. AI LÀM GÌ Ở ĐÂU? Thể loại: Trò chơi lý luận, có nhiều người tham dự trong vòng tròn ở trong phòng hoặc ngoài trời. Rèn luyện: Ghi nhớ sự việc. Giáo dục: Luật chơi: Qt cho trò chơi để tìm bắt 1 người, người này bị phạt làm cái máy cassette. Qt mang máy đi phỏng vấn từng người, máy cassette chỉ ghi câu trả lời mà thôi. * Người thứ I hỏi: anh là ai? * Đến người thứ II hỏi: hôm qua anh làm gì? * Đến người thứ III: ở đâu? * Đến người thứ IV: với ai? .... Sau đó, mở máy cassette, phát lớn cho mọi người nghe những câu trả lời liên tục. Qt có thể đặt thêm nhiều câu hỏi dí dỏm như vậy, nhưng mọi người đặt 1 câu hỏi thôi, để rồi sẽ có câu trả lời ráp nối ngộ nghĩnh. Mục đích gây chú ý và tập phản ứng nhanh. Mục đích: Tạo sự vui vẻ sinh động. Vật dụng: Lưu ý: Nghiêm cấm những câu trả lời vượt ra khỏi bầu khí sinh hoạt. 2. VĂN TIÊN Thể loại: Trò chơi lý luận đối đáp, áp dụng cho hai nhóm tham dự trong phòng hay ngoài trời. Rèn luyện: suy nghĩ ngay đến câu mình cần khi đối phưông còn đang đối. Giáo dục: giúp nhau nhanh lẹ trong suy nghĩ. Luật chơi: Chia làm 2 phe, mỗi phe có 1 người điều khiển để “nhắc tuồng”. Qt đứng giữa làm trọng tài. Phe A: Vân Tiên cõng mẹ trở ra, gặp phải ông già cổng mẹ trở vô. Phe B: Vân tiên cõng mẹ trở vô, gặp phải cái bồ cõng mẹ trở ra. Đối đáp liên tục, chỉ cần thay đổi vần “à” hoặc “ồ”. Để cho sinh động Qt có thể chỉ phe nào thì phe đó đọc, Qt có thể chỉ phe A hoặc B đọc liên tiếp 2, 3 lần, rồi tới chỉ phe kia. Mục đích: tạo bầu khí vui vẻ, sôi động để dẫn vào những bước tiếp theo. Vật dụng: Lưu ý: Nên đưa vào trò chơi tên các vị thánh: Annà, Phaolồ, ông Philatô... Phe nào bí, hoặc nói không thống nhất sẽ thua. 3. ĐÂY LÀ CHIẾC CHÌA KHOÁ Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng một cho nhóm người ở trong phòng hoặ ngoài trời. Rèn luyện: Nhớ một cách chính xác và tập trung cao độ. Giáo dục: Trước một cảnh ngộ nào tài chính vẫn tập trung Luật chơi: Qt đến trước 1 người và đọc từng câu. Người đó lặp lại đúng từng chữ của câu đó. 1. Đây là chiếc chìa khoá. 2. Đây là chiếc chìa khoá mở cửa phòng ngủ của ông tôi. 3. Đây là sợi dây buộc chiếc chìa khoá mở cửa phòng ngủ của ông tôi. 4. Đây là con chuột cắn đứt sợi dây buộc chiếc chìa khoá mở cửa phòng ngủ của ông tôi. 5. Đây là con mèo vật chết con chuột cắn đứt sợi dây buộc ... của ông tôi. 6. Đây là con chó cắn con mèo vật chết con chuột cắn đứt ... của ông tôi. 7. Đây là con gà đá con chó cắn con mèo vật chết con chuột cắn đứt ... của ông tôi. * Qt nói càng lúc càng nhanh và có thể ra cử điệu để gây chia trí người kia. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động. Vật dụng: Lưu ý: Khi Qt nói kết thúc (hết) thì người kia không phải lặp lại. 4. CON BÒ VÀNG Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng cho nhiều nhóm mỗi nhóm ít nhất 04 người. Rèn luyện: Tác phong nhanh nhẹn. Giáo dục: Sống lời Chúa. Luật chơi: Cốt truyện XH 32, 1-6 nên quảng diễn rõ. . Qt ra lệnh cho mỗi đội hoá trang 1 con bò vàng, thời gian 5 phút. Đội nào xong thì kiệu con bò và ca hát nhảy múa, đến trình diện Qt. Cách chấm điểm: 2 cách chấm điểm.
2. Đội nào hoá trang đẹp nhất, thành công nhất, ca hát nhảy múa đúng kiểu tế thần sẽ về nhất. * Sau đó Qt đừng quên nhắc nhở về lòng trung thành với Thiên Chúa. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động, bất ngờ. Vật dụng: Vận dụng những vật dụng có màu vàng để hóa trang. Lưu ý: 5. TẬP LÀM VĂN Thể loại: Trò chơi lý luận, vận động nhẹ trong phòng hoặc ngoài trời. áp dụng cho nhiều nhóm, mỗi nhóm (đội) khoảng 08 người trở lên. Rèn luyện: Tạo cho những thành viên trong nhóm có sáng kiến. Giáo dục: Biết uyển chuyển trước một vấn đề đặt ra trước. Luật chơi: Hàng đội. Qt ra lệnh cho mỗi đội hợp bàn với nhau, thời gian 5 phút. Mỗi đội làm một câu văn bằng “tên” của những người trong đội mình. Câu văn phải vừa hay vừa có ý nghĩa. Khi trả bài, tất cả ngồi vòng tròn, nhưng ngồi theo đội. Mỗi đội ngồi theo thứ tự “câu văn”. Từng người trong đội đứng lên đọc tên của mình, và người này liên tục với người kia sao cho mọi người nghe có cảm giác như thế 1 người đọc câu văn đó. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động. Vật dụng: Lưu ý: 6. THI VÀO HÀN LÂM VIỆN Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng cho 2 phe trong phòng hoặc ngoài trời. Rèn luyện: Nhanh, thông minh, biết vận dụng từ thường dùng. Giáo dục: Nhớ lại tất cả những từ ghép. Luật chơi: Chia 2 phe. Qt ra 1 chữ. Mỗi phe lần lượt tìm thêm 1 chữ để ghép vào chữ của Qt. Phe nào bí: thua. Ghép vô nghĩa: thua. Thí dụ: Qt ra chữ “nhà” – Nhà thờ – nhà tu – nhà thưông. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động.
Vật dụng: Lưu ý: Khi đọc thì cả đội đồng thanh đọc, không lặp lại từ đã đọc trước đó, cho khoảng thời gian suy nghĩ 7. ÔN NGỮ VỰNG Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng cho nhóm càng đông càng tốt, trong phòng hoặc ngoài trời. Rèn luyện: Thông minh, nhanh, vận dụng từ ghép. Giáo dục: Nhớ và thêm vốn từ ghép. Luật chơi: Vòng tròn. Qt nói 1 chữ, và chỉ vào một người. Người này nói thêm 1 chữ để ghép vào chữ của Qt cho có ý nghĩa. Rồi Qt chỉ người thứ 2, người thứ 2 nói 1 chữ để ghép vào chữ của người thứ 1 cho có ý nghĩa. Rồi Qt chỉ người thứ 3... Thí dụ: Qt nói “Hoà”. Người thứ 1: Hoà Bình. Người thứ 2: Bình an. Người thứ 3: An lành. Người thứ 4: Lành mạnh. ... Qt cứ tiếp tục chỉ người mới. Khi nào thấy khó tìm chữ để ghép thì Qt đổi chữ khác. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động. Vật dụng: Lưu ý: Không lặp lại từ đã đọc, cho khoảng thời gian suy nghĩ. 8. THẦY BÓI BÁ CHÁY! Thể loại: Trò chơi lý luận, vận động nhẹ trong phòng. Rèn luyện: Trí nhớ, tên và vật có liên quan. Giáo dục: Luật chơi: Một thầy bói, 1 phụ tá. Thầy bói và phụ tá đồng ý với nhau trước một ước hiệu: - Vật để trước mặt phụ tá, thì nói “Thầy ơi xong rồi”. - Vật để bên trái phụ tá: “Mời thầy xong rồi”. - Vật để bên phải phụ tá: “Xin mời xong rồi”. - Người phụ tá lấy 3 đồ vật: 1 để trước mặt, 1 để bên trái, 1 để bên phải. Thầy bói đi ra xa khỏi đó. Phụ tá mời 1 người nào đó đến chỉ 1 trong 3 đồ vật. Sau đó phụ tá mời thầy bói vào bằng ước hiệu trên. Thầy bói vào chỉ đúng đồ vật mà người chỉ trước. Để khỏi ai nghi ngờ, phụ tá phải dời chỗ nhưng vẫn để 3 đồ vật đúng vị trí ước hiệu. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động. Vật dụng: Lưu ý: 9. NGƯỜI TÙ NGHIỆN THUỐC LÁ Thể loại: Trò chơi lý luận, áp dụng cho nhiều nhóm ở ngoài trời, mỗi nhóm từ 04 người tham dự trở lên. Rèn luyện: Nhân cách, lối sống cho giới trẻ Giáo dục: Sự tế nhị khi gặp người đau khổ, bệnh tật. Luật chơi: Quảng diễn trò chơi: có 1 người tù vừa vượt ngục, anh ta đã chạy vào khu vực của chúng ta (đặt ranh giới hạn định). Công an nhờ các bạn tìm giúp và đưa về đây. Đặc điểm nhận dạng chỉ biết rằng anh ta rất ghiền thuốc. Vậy mỗi đội hãy tìm xem anh ta ở đâu và khuyến dụ anh ta về đây, đội nào đem anh ta về đây sẽ được thưởng. Nên biết, không được xúc phạm nhân phẩm anh ta, mà chỉ được hỏi khéo cách nào để đoán biết anh ta là tù vượt ngục, và khuyến dụ đem về. Qt đã đặt sẵn 1 người, trong túi có 1 gói thuốc và 1 hộp quẹt, có thể đang hút thuốc. Anh này ở 1 nơi nào đó trong khu vực đã định sẵn. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ, sôi động. Vật dụng: Lưu ý:
TRÒ CHƠI CẢM GIÁC
1. MÙ DẪN MÙ Thể loại: Trò chơi cảm giác,vận động nhẹ. Rèn luyện: nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác. Giáo dục: Tưông trợ, sẳn sàng giúp đỡ nhau và cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: 2 người bị bịt mắt,từ điểm khởi hành cách điểm tới 3m, với thời gian 1 phút và khi tiếng còi khởi hành, 2 người mù dẫn nhau về điểm tới và chạm vào 1 bức tường hay 1 vật gì đó ở điểm tới.Cặp nào chạm được vật ở điểm tới trước thời gian qui định, được kể là thắng. Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó và có sự tranh đua trong khi chơi. Vật dụng: 02 cái khăn để bịt mắt. Lưu ý: Nhớ dọn dẹp các vật dụng nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, quản trò nhắc nhở các đội viên đứng ở nơi qui định. 2. TÀU ĐI TRONG SƯÔNG MÙ Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động mạnh ngoài trời, người tham dự mỗi đội khoảng 08 người. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường, linh động và tưông trợ nhau. Giáo dục: Nhanh nhẹn, hiểu ý nhau và tưông trợ với nhau một cách đắt lực. Luật chơi: Mỗi hàng 01 đội là một chiếc tàu. Đội trưởng là tài công. Tất cả bịt mắt, trừ đội trưởng, người sau đặt tay trên vai người trước. Từ mức khởi hành đến mức tới là 5m, trên khoảng đường này đặt một số chướng ngại vật (càng khó càng hay). Tiếng còi khởi hành, các tàu di chuyển, tài công không được đụng vào tàu mình, chỉ được quyền ra lệnh: quẹo phải, trái, lùi lại, tiến lên vv... Tàu nào đụng vào chướng ngại vật là thua còn Tàu nào đến đích trước là thắng. Mục đích: Gây bầu khí sôi động, có sự tranh đua trong khi chơi, tạo sự đòan kết với nhau trong hàng đội. Vật dụng: Số khăn tưông ứng với mỗi đội, các vật dụng làm chướng ngại vật. Lưu ý: Nhớ dọn dẹp các vật nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, các chướng ngại vật không bén nhọn. 3. TRUYỀN TIN Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khoảng 08 người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác. Giáo dục: Tưông trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động. Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến Qt nhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền laiï bản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng. Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin. Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện. 4. TÌM SỐ NHÀ. Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng, khỏang 08 người tham dự. Rèn luyện: Sự quan sát, ghi nhớ các sự vật. Giáo dục: Dùng các giác quan để nhận ra các sự vật hiện tượng. Luật chơi: Cho những dự chơi đứng quan sát 3 phút. Sau đó đi ra xa 3m rồi bịt mắt lại. Có còi hiệu mỗi người đi lần về chỗ để các hình, tìm lấy 1 hình, sờ kỹ rồi nói hình đó mang số mấy.Ai nói sai bị phạt. Mục đích: Gây bầu khí sôi động, linh hoạt trong khi chơi. Vật dụng: Lấy giấy cát tông hay giấy croquis cắt làm 6 hoặc 10 hình khác nhau. Mỗi hình có ghi 1 số: từ 1-10. Lưu ý: Có thể áp dụng vào việc dạy giáo lý bằng việc cắt những hình biểu tượng như: chim bồ câu, con chiên, đồng tiền... rồi ghi những câu Kinh Thánh (ngắn gọn vào đó). Thí dụ: hình con chiên thì ghi câu: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta”. Đồng tiền: “Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa, của César trả cho César”. 5. BAY TRONG SƯÔNG MÙ Thể loại: trò chơi cảm giác, vận đông nhẹ trong phòng lớp, hay vòng tròn. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh và sự nhanh nhẹn.
Giáo dục: Sự cố gắn nổ lực nhanh lẹ, chính xác. Luật chơi: Vài người làm máy bay bị bịt mắt, dang tay làm cánh. Để vài đồ vật (tưông ứng với số máy bay) trên bàn, hay trong 1 vòng tròn nhỏ, làm mục tiêu cho máy bay đáp. - 5 người ngồi rải rác cố định là 5 ngọn núi cản trở đường bay. - Các máy bay quan sát địa hình 2 phút với 5 ngọn núi (3 phút với 8 ngọn núi). - Sau đó ra khỏi phòng, nghe hiệu còi, các máy bay cùng lúc bay vào: không đụng núi, không đụng nhau. - Khi bay, miệng ngậm lại hum...um...”. Máy bay nào đáp xuống mục tiêu an toàn (bắt lấy 1 đồ vật): Thắng. Mục đích: Gây bầu khí sôi động và có sự tranh đua. Vật dụng: Số khăn để bịt mắt, đồ vật Lưu ý: 6. MƯỜI NGƯỜI NHƯ MỘT Thể loại: Trò chơi cảm giác, vân động nhẹ ngoài trời, mỗi đội khỏang 08 người. Rèn luyện: Nhận thức chính xác môi trường xung quanh. Giáo dục: Tưông trợ và kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: Hàng đội có số người bằng nhau, đứng ngang nhau ở vạch xuất phát, đội trưởng đứng sau cùng. Tất cả bịt mắt, 2 tay để trên vai người trước, đội trưởng không bịt mà cách vạch xuất phát 10m, vẽ 1 đường làm mức đến. Đặt một số vật trở ngại. Hiệu còi xuất phát, các đội bắt đầu đi tới, theo lệnh đội trưởng. Đội trưởng ra lệnh bằng cách (không được nói) đánh vai phải người trước (quẹo phải), đánh vai trái (quẹo trái), đánh 2 vai (đi thẳng). Người này chuyền cho người kia, để người đi đầu bết phải quẹo hay đi thẳng. Cả đội không được đụng vào chướng ngại vật, các đội không được đụng nhau. Đội nào đến đích trước là thắng. Mục đích: Gây bầu khí sôi động, đòan kết với nhau . Vật dụng: các khăn để bịt mắt, các chướng ngại vật. Lưu ý: 7. TRONG BÓNG TỐI Thể loại: Trò chơi thính giác, vận động nhẹ, khỏang 20 người tham gia. Rèn luyện: Giáo dục: Luât chơi: Tất cả tản mát ngoài sân rộng, mỗi người một khăn quàng để bịt mắt. QT vừa thổi còi vừa di chuyển từ từ về 1 điểm nào đó. Mỗi người phải đi theo tiếng còi. Ai đến trước: Thắng. Mục đích: Gây bầu khí sôi động, di chuyển đội hình. Vật dụng: khăn. 8. NỐI LỬA Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng. Rèn luyện: nhân định chính xác môi trưông xung quanh bằng thính giác và xúc giác. Luật chơi: Đứng thành vòng tròn. Hai người bịt mắt đứng cách xa nhau. Mỗi người cầm 1 cây nến, nhưng 1 người cầm nến cháy 1 người cầm nến chưa cháy. Khi nghe hiệu còi, 2 người tiến lại gần nhau để mồi nến cho nhau, làm sao cho lửa đừng tắt, mà lại mồi được lửa. Vòng tròn ủng hộ bằng cách vỗ tay dồn dập hoặc thưa thớt tuỳ lúc. Qt có thể mời mỗi đội cử 2 người lên thi đua. Cứ 2 người cửa mỗi đội được mồi nến 3 lần. Sau đó, căn cứ vào số lần mồi được nến cháy mà tính thứ tự nhất, nhì, ba, tư. Mục đích: Gây bầu khí sôi động. Vật dụng: 2 cái khăn, 2 cây nến. Lưu ý: 9. BỊT MẮT BẮT BỒ Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, khỏang 30 người tham gia. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh các giác quan. Giáo dục: Nhận ra đối phưông bằng các giác quan. Luật chơi: 1 người bịt mắt đứng giữa. Vòng tròn vừa đi vừa hát. Hết bài, mọi người đứng lại im lặng. Qt dẫn người bịt mắt đến trước một người nào đó. Người bịt mắt được quyền hỏi 3 câu, những không được hỏi tên. Người được hỏi phải trả lời theo câu hỏi, nhưng có thể đổi giọng. Còn người bịt mắt đoán tên, nếu đúng thì người đó ra thay thế người bịt mắt, nếu sai, phải tiếp tục. Có thể thay đổi nhiều cách, như cho người bịt mắt sờ 2 bàn tay, hoặc 2 bàn chân, rồi đoán tên. Mục đích: Gây bầu khí sôi động để đẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng: 1 cái khăn. 10. BÓI RA THÚ VẬT Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời. Rèn luyện: Nhận định chính xác các sự vật hiên tượng bằng các giác quan. Giáo dục: Luật chơi: Đứng thành vòng tròn. Một người làm thầy bói đi xa khỏi vòng một lát. Qt cho mỗi người chọn 1 con vật khác nhau. Sau đó gọi thầy bói vào cho quan sát vị trí của các bạn 1 phút, rồi bịt mắt lại và ngồi ở giữa vòng tròn. Thầy bói nói tên 1 con vật (thí dụ: gà) ai chọn con vật đó phải bắt chước kêu tiếng của con vật đó (thí dụ: cù tát). Thầy bói sẽ nói tên của người đó. Nếu đúng thì người đó ra làm thầy bói. Trò chơi tiếp tục. Nếu sai, thầybói nói tên một con vật khác, và bói xem ai. Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó. Vật dụng: 1 cái khăn. Lưu ý:
TRÒ CHƠI PHẢN XẠ
1. HUẾ – SÀI GÒN – HÀ NỘI Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phònh hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện các động tác. Luật chơi: Huế: Ngồi, tay chống nạnh. Sài-gòn: Đứng rùn chân, tay chống nạnh. Hà-Nội: Đứng thẳng, tay xuôi, tư thế nghiêm. Qt vừa nói vừa làm cử điệu, tất cả làm theo, nhưng làm theo lời Qt nói chứ không làm theo cử điệu của Qt. Ai làm sai sẽ có hình phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động. 2. TÔI BẢO Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện các động tác. Luật chơi: Qt bảo gì, tất cả phải làm như vậy, nhưng khi nào có từ (tôi bảo) mới làm, không có từ “tôi bảo” thì không làm, ai làm sẽ bị phạt. Thí dụ: Qt: Tôi bảo mọi người hát: bốn phưông trời... Tc: hát “Bốn phưông trời” Qt: thôi (vẫn tiếp tục hát) Qt: tôi bảo thôi (ngưng ngay) Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động. 3. CON CÒ, CON BÒ, ÔNG LÒ Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Sự phân biệt khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Con cò: đứng 1 chân, người hơi khom, tay phải để trên trán làm mỏ cò, tay trái để đàng mông làm đuôi cò. Con bò: khum người, 2 tay chạm đất, gối thẳng làm con bò. Ông lò: 2 tay vòng tròn phiá trước, rùn 2 gối làm hỏa lò. Qt nói “con cò” và làm cử điệu con cò, mọi người lặp lại và làm đúng cử điệu con cò. Qt nói tiếp “Con bò”, “Ông lò” và làm cử điệu theo lời nói. Khi mọi người đã quen, Qt ra luật: “tôi nói 1 đàng, làm một nẻo, tất cả làm theo lời tôi nói, chớ đừng làm theo việc tôi làm. Ai làm sai sẽ có hình phạt”. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động. 4. LỄ PHÉP 1 Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Chào cô: tay phải vẽ ½ vòng tròn, từ vai trái vòng xuống khỏi chân phải. Chào thầy: khoanh tay + cúi đầu. Chào cụ: chụm 2 tay trước ngực, cúi đầu. Chào xếp: chào kiểu lính. Qt đi đến 1 người nào đó trong vòng tròn vừa nói vừa làm cử điệu, nhưng nói khác làm khác. Người đó phải làm theo lời nói của Qt, chứ không làm theo cử điệu của Qt. Ai làm sai, mời ra giữa vòng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động. 5. LỄ PHÉP 2 Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Chào anh: giơ tay mặt thẳng lên trời. Chào em: giơ tay trái thẳng lên trời. Chào anh em: giơ cả 2 tay lên trời. Qt nói khác làm khác, ai làm sai lời nói của Qt sẽ bị phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động. 6. AI LÀ VUA? AI LÀ VỊT? AI LÀ VOI? Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ. Luật chơi: Vòng tròn: Qt chỉ vào 1 người và nói: Ai là vua? Người đó đáp: Ta là vua!, và giơ tay phải thẳng lên trời. Trong khi đó, 2 người hai bên qùi xuống, cung tay theo kiểu “cúc cung” và nói “muôn tâu bệ hạ”. Qt chỉ 1 người hỏi: Ai là vịt? Người đó miệng kêu cạp cạp cạp, 2 bàn tay đưa lên ngang mặt làm mỏ vịt. Trong khi đó, người bên phải cong tay phải sát nách, đưa cùi chỏ ra nhịp nhịp làm cánh vịt. Còn người bên trái thì đưa tay trái ra làm y như trên. Qt chỉ 1 người hỏi: Ai là voi? Người đó làm cử điệu con voi. Trong khi đó người bênphải xoè bàn tay phải ra, đặt ngay tai mình và nhịp nhịp làm tai voi, còn người bên trái thì dùng bàn tay trái làm tai voi. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động. 7. BẮN SƯ TỬ Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ. Luật chơi: Qt đến 1 người, đưa tay phải lên làm súng bắn “đùng, đùng” Người đó giơ 2 tay ngang mặt, cùi chỏ sát mình, đáp “gừ gừ” Nếu Qt làm ngược lại “Gừ gừ”, thì người đó phải bắn “đùng đùng”. Ai làm sai bị phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động. “Le plus beau métier d’homme est le métier d’unir les hommes”. Antoine de St. Exupéry. 8. NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện hành động. Luật chơi: Tất cả nói cái Qt chỉ, và chỉ cái Qt nói. Ai sai bị phạt, Thí dụ: Qt nói: Đây là con mắt của tôi (tay Qt chỉ lỗ mũi). Tc: Đây là lỗ mũi của tôi (tay chỉ con mắt). Qt: Đây là cái đầu của tôi (chỉ đít). Tc: Đây là cái đít của tôi (chỉ đầu). Mục đích: Làm sôi động, vui tươi, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động. 9. NGƯỜI – SÓI – SÚNG Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ. Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn. Người: đứng tư thế nghiêm. Sói: 2 tay đưa ngang 2 tai, xoè ra làm tai sói. Súng: tay phải đưa ra làm súng Luật chơi: Qt đến 1 người nào đó: - Nếu Qt làm súng thì người đó làm người. - Nếu Qt làm người thì người đó làm sói. - Nếu Qt làm sói thì người đó làm súng Qt làm càng lúc càng nhanh, ai làm sai sẽ bị phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động. 10. SÚNG – SÓI – NGƯỜI Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, khỏang 08 người tham dự trở lên. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động với người đối diện. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ. Luật chơi: Từng 2 đội đều nhau, hoặc những người dự chơi chia làm 2 phe bằng nhau. Đứng 2 hàng đối nhau nhưng quay lưng vào nhau. Súng: đưa 2 ngón tay phải ra trước. Sói: mỗi bàn tay 2 ngón chiả ra trên đầu. Người: đứng khoanh tay. Luật thắng thua: Súng bắn chết sói – Sói làm hại người – Người bẻ gãy súng. * Khi Qt thổi 1 tiếng còi. 2 phe quay mặt vào nhau. Mỗi người làm 1 trong 3 cử điệu (súng – sói – người). Qt theo luật trên mà phân ai thắng ai thua. * Thi đấu như vậy 5 lần để phân thắng bại. Có thể phân thắng bại theo đội, dựa vào tỉ số thắng thua của mỗi lần. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, có sự tranh đua. Vật dụng: Lưu ý: 11. PHE ĐỐI LẬP Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân. Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Tất cả chia làm 01 phe đối lập với Qt, hoặc chia làm 02 phe: Hữu – Tả, phe Tả là phe đối lập. Qt hay phe Hữu nói những gì thì phe Tả nói ngược lại. Thí dụ: Qt: Bàn tay. – Phe Tả: Bàn chân. Qt: Đầu gối. – Phe Tả: Cùi cho Qt: Thiên Chúa. – Phe Tả: ma quỉ. Qt: Các thánh nam. – Phe Tả: các thánh nữ. Qt: Tóc dài. – Phe Tả: tóc ngắn Qt: Tóc em dài em đi trong nắng. * Phe Tả: Tóc anh ngắn anh đi trong mưa. - Qt: Tóc em thưa em đi trong gió. * Phe Tả: tóc anh không có anh đi vô chùa. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Làm ngược lại với người đối diện nhưng phải chính xác. 12. VỖ ĐẦU – XOA BỤNG Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Vỗ đầu: tay phải vỗ đầu theo nhịp:1= xuống; 2 = lên. Xoa bụng: tay trái xoa bụng theo hình tròn: 1= ½ vòng; 2= ½ vòng còn lại. Qt bắt 1 bài hát, mọi người vừa hát vừa tay phải vỗ đầu, tay trái xoa bụng hết bài hát, hát trở lại nhưng đổi tay: tay trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng. * Lưu ý: Vỗ đầu và xoa bụng theo nhịp bài hát. Vỗ đầu và xoa bụng cùng 1 lúc nhưng vỗ đầu cho ra vỗ đầu, xoa bụng cho ra xoa bụng. *Ai làm sai, mời ra giữa sẽ có hình phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Quản trò nên giải thích và làm nháp trước. 13. BẠN ƠI HÃY LÀM Thể loại: Trò chơiphản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Lắng nghe để thực hiện động tác. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: “Bạn ơi hãy làm, như thế này bạn nhé, đừng có làm sai, có chi mà bạn ngại”. Qt đọc từng câu và làm cử điệu, mọi người lặp lại vừa đọc vừa làm y như Qt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: 14. SÍP – SÁP Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện đúng. Luật chơi: Đứng thành vòng tròn, Qt chỉ vào một người và nói “síp” hoặc “sáp” *Nếu Qt nói “síp” thì người được chỉ phải nói lớn tên của người bên phải, nếu nói “sáp” thì phải nói tên của người bên trái. Ai nói sai, ra thế Qt và trò chơi tiếp tục. *Khi mọi người khá quen, ít ai nói sai, Qt có thể đổi lại: - Síp nói tên người bên trái - Sáp nói tên người bên phải *Ai nói sai, có hình phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Qt luôn có sẵn một số trò chơi hình phạt, và biết sử dụng nó đúng lúc. 15. BẠN HAY TÔI Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện đúng. Luật chơi: Ngồi vòng tròn: . Qt nói “trái” thì mỗi người lấy tên của người bên trái làm tên của mình. . Qt nói “phải” thì mỗi người lấy tên của người bên phải làm tên của mình.
Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và để kết thân. Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói của Qt. 16. LƯỢM MANNA I Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Đứng vòng tròn. Tất cả vừa nói vừa làm theo Qt. . “Manna trên trời”: 2 tay đưa lên trời. . “Manna dưới đất”: 2 tay hạ xuống đất. . “Ta hốt Manna”: khum xuống, 2 tay đưa ra, rồi hốt vào. . “Ta cho vào miệng”: Tay phải đưa vào miệng. . “Ta nuốt Manna”: Tay phải vuốt từ miệng xuống ngực. *Khi mọi người đã quen. Qt làm một đàng, nói một nẻo. Tất cả làm theo điều Qt nói, đừng bắt chước điều Qt làm. *Ai làm sai, ngồi xuống, đợi trò chơi hình phạt kế tiếp. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động. 17. EM HỌC TOÁN LỚP 3 Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: lắng nghe các số điếm để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Vòng tròn. Qt ôn tập những số chia chẳn cho 3: 3, 6, 9, 12, 15... *Qt cho đếm số theo thứ tự 1, 2, 3, 4... mỗi người đếm lớn tiếng số của mình, nhưng những ai trúng nhằm số chia chẳn cho 3 (như 3, 6, 9, 12...) thì không được đếm số mà phải vỗ tay. Thí dụ: 1 –2 * 4 – 5 * 7 – 8 - * - 10... *Những ai đếm sai số của mình: Chết. Còn những ai trúng số chia chẳn cho 3, vừa đếm số vừa vổ tay: chết. *Ai chết, ngồi xuống. Mỗi lần có người chết, Qt bắt đầu lại, và chỉ đếm số với những người còn sống. Theo kinh nghiệm, cuối cùng chỉ có 3 người còn sống. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động. 18. SỐNG – CHẾT – THIÊN ĐÀNG – HOẢ NGỤC Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn. Tất cả làm và nói theo Qt:
*Khi đã quen, Qt nói một đàng, làm một nẻo. Tất cả làm theo điều Qt nói, chớ đừng bắt chước điều Qt làm. *Ai làm sai, ngồi xuống chờ đợi hình phạt sau. Khi đã có 1 số đông người bị phạt, có thể phạt bằng trò chơi: “Thiên đàng hoả ngục hai quê, Ai khéo thì nhờ, ai vụng thì sa, Hằng đêm nhớ Chúa nhớ cha, Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn, Linh hồn phải giữ linh hồn, Để trong giờ chết được lên Thiên Đàng”. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động. 19. KỂ CHUYỆN HÈ Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện động tác. Luật chơi: Qt kể rằng: Tôi thấy các bạn đi dạo chơi trong những ngày nghỉ hè, tôi thấy các bạn chơi giả xe hơi, xe lửa vv... *Mỗi lần Qt nói “tôi thấy” thì tất cả bắt chước làm cử điệu, nếu Qt không nói “tôi thấy” thì không được làm. . Qt nói “tôi thấy”, ai không làm: phạt . Qt không nói “tôi thấy”, ai làm: phạt. **(Đây là 1 cách ôn tập trò chơi, nên Qt cố nêu lên nhiều trò đã chơi). Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động. 20. CÁC DẤU CÂU Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác. Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn (đứng), tất cả vừa nói vừa làm theo Qt: - Dấu chấm: Chấm chân phải 1 cái (.) - Hai chấm: Nhảy dậm 2 chân, xoay người dọc (:) - Dấu phẩy: Mũi chân phải ngoáy 1 cái (,) - Chấm hỏi: Mũi chân phải ngoặc 1 vòng rồi dậm 1 cái (?) - Mở ngoặc kép: Nhảy 2 chân lên trước (“) - Đóng ngoặc kép: Nhảy 2 chân ra sau (”) *Sau đó, Qt làm 1 đàng nói một nẻo. Tất cả phải làm theo điều Qt nói, chớ đừng làm theo cái Qt làm. Ai sai ngồi xuống, chờ sẽ bị phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động, mà không làm theo hành động. A vaincre sans péril, on triomphe sans gloire. 21. LỜ ĐI Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện động tác. Luật chơi: Ngồi vòng tròn. Qt gọi tên ai thì người đó “lờ đi”, nhưng người bên phải của người đó thưa “có tôi”. *Ai sai (cả người được gọi người bên phải họ) thì phạt. *Có thể Qt gọi tên ai, người đó giơ tay lên nhưng không nói gì. Còn người bên phải họ đáp “có tôi”. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ Vật dụng: Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động. TRÒ CHƠI GÂY BẦU KHÍ
1. XIN MỜI Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: sự nhanh nhẹn Giáo dục: Luật chơi: QT: Xin mời, xin mời TC: mời ai, mời ai QT: mời những người có đeo đồng hồ (ai có đeo đồng hồ đổi chỗ nhau). Mục đích: Để làm quen, kết thân. Vật dụng: Lưu ý: 2. XÉ NHÁP 1 Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: QT: Nháp đâu, nháp đâu TC: Nháp đây, nháp đây QT: Xé nháp TC: Ah! Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ sôi động. Vật dụng: Lưu ý: 3. XÉ NHÁP 2 Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: QT: Nháp đâu, nháp đâu TC: Nháp đây, nháp đây QT: Xé (tay làm cử điệu xé giấy) TC: Reẹt QT: thổi TC: Phù Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi. Vật dụng: Lưu ý: 4. ĐOÀN KẾT Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Luật chơi: QT: Đoàn kết, đoàn kết. TC: Kết mấy, kết mấy. QT: Kết 5 (Năm người tụm lại thành một nhóm) Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác. Vật dụng: Lưu ý: 5. HOA NỞ Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn Giáo dục: Luật chơi: QT: Hoa nở, hoa nở. TC: mấy cánh, mấy cánh. QT: Hoa nở 7 cánh. (Bảy người tụm lại thành một nhóm) Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác. 6. BÃO THỔI Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn, linh động Giáo dục: Luật chơi: QT: Bão thổi, bão thổi. TC: Thổi ai, thổi ai. QT: Thổi những ai mặc áo trắng (Những người mặc áo trắng đổi chỗ nhau) Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác. Vật dụng: Lưu ý: 7. BẮN TÊN Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: QT. Bắn tên, bắn tên. TC: Tên chi, tên chi. QT: Tên Tâm, Tên Tâm (Ai tên Tâm hô tiếp: Bắn tên...) Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, và để kết thân Vật dụng: Lưu ý: 8. TÔI THƯÔNG Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: QT: Tôi thưông, tôi thưông. TC: Thưông ai, thưông ai. QT: Thưông Tâm tưông tư (Thưông ai phải nói tên người đó liền với hai tĩnh từ cùng vần đầu của tên). Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, và để kết thân. Vật dụng: Lưu ý: 9. NẾU... THÌ... Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: QT: Nếu A đứng thì B quỳ. B: Nếu B quỳ thì C hát. C: Nếu C hát thì D múa. D: ... Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi. Vật dụng: Lưu ý: 10. THƯÔNG NGƯỜI HÀNG XÓM Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn Giáo dục: Luật chơi: Đứng thành vòng tròn. QT đến 1 người nào đó bất kì hỏi: QT: Bạn Thuỷ có thưông 2 người bên cạnh không? Thuỷ đáp: Không dám thưông đâu. QT: Vậy bạn thưông ai? Thuỷ: Thưông Hằng với Trinh kìa. Chú ý: Người được QT hỏi phải nói tên của 2 người nào đó, trừ 2 người bên cạnh. Hai người được nêu tên và 2 người bên cạnh đổi chỗ nhau. Trong khi đó QT nhanh chân lấp vào một chỗ và 1 trong 4 người trên không có chỗ, người đó thay thế QT tiếp tục trò chơi. Trò chơi tiếp tục với tốc độ nhanh hơn mới hào hứng. Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi. Vật dụng: Lưu ý: 11. KHÔNG DÁM ĐÂU Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: QT: Bạn Quyền là người giỏi nhất ở đây. Quyên: Không dám đâu. TC: Vậy chớ ai? Quyên: Bạn Tuyền là người giỏi nhất ở đây. Tuyền: Không dám đâu. TC: Vậy chớ ai? Tuyền: Bạn Cúc... Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, để kết thân hay để biết tên. Vật dụng: Lưu ý:
TRÒ CHƠI THI ĐUA VỀ NHÀ CHA
III. LẦN II. Giáo lý (tổ 1-4) (01 phút) 1. Những Bí tích nào ghi dấu ấn vĩnh viễn nơi người nhận? Đó là : Rửa tội, Thêm sức, Truyền chức thánh. 2. Sau khi chết ta về đâu ? - thiên đàng hoặc hoả ngục hay luyện ngục - tuỳ theo cách sống của ta II. Trò chơi (tổ 2-5) (3 phút) Chuyền thung qua tăm III. Đoán kinh thánh (tổ 3-6) (2 phút) 1. Hãy ra đi (Ga 20, 1) “Bình an cho anh em. Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. B-A-C-A-E-N-C-C-Đ-S-T-T-T-C-S-A-E 2. Hãy tha tội (Ga 20, 23) “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”. A-E-T-T-C-A-T-N-A-Đ-T A-E-C-G-A-T-N-A-B-C-G IV. Câu hỏi dành cho khán giả Hãy kể tên ông bà ngoại của Chúa Giêsu ?(Gioakim và Anna) IV. LẦN 2I. Giáo lý (tổ 2-5) (01 phút) 1. Có mấy loại phán xét ? (2 loại) - Phán xét chung - Phán xét riêng. 2. Có mấy loại Bí tích (2 loại) - Bí tích - Aù Bí tích (phụ tích) II. Trò chơi (tổ 3-6) (03 phút) Cây vả III. Đoán Kinh thánh (tổ 1-4) (2 phút) 1. Hãy tin (Ga 20, 29) “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin”. V-Đ-T-T-N-A-T P-T-N-N-K-T-M-T 2. Hãy lắng nghe (Ga 10, 27) “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi”. C-C-T-T-N-T-T T-B-C-V-C-T-T IV. Câu hỏi dành cho khán giả Có mấy Tin Mừng ? Chỉ có một Tin Mừng Đức Giêsu mà thôi, nhưng ghi lại thành bốn sách. Theo tác giả Kinh thánh là : Mt, Mc, Lc, Ga. LẦN 3 I. Giáo lý (tổ 3-6) (1 phút) 1. Từ Đức Giêsu chết đến Đức Giêsu về trời là mấy ngày? 43 ngày 2. Hãy nêu 3 chức vụ của người kitô hữu ? Tư tế, Ngôn sứ, Vưông giả II. Trò chơi (tổ 1-4) (03 phút ) Cóc tha mồi III. Đoán Kinh thánh (tổ 2-5) (02 phút) 1. “Yêu mến” (Ga 14, 23) “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy”. A-Y-M-T-T-S-G-L-T C-C-T-S-Y-M-N-A 2. “Bình an” (Ga 14, 27) “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. T-Đ-L-B-A-C-A-E T-B-C-A-E-B-A-C-T IV. Câu hỏi dành cho khán giả (1phút) 1. Có mấy chức thánh trong Giáo hội ? Chỉ có một chức thánh, nhưng có 3 phẩm trật : Giám mục, linh mục, phó tế. 2. Ta được lãnh Bí tích Xức dầu mấy lần ? Có thể được lãnh nhiều lần 3. Ai chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu ? Tất cả những ai phạm tội.
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG MẠNH 1. DÀNH PHÚC ÂM Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói mà thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà hành động một cách nhanh nhẹn và chính xác. Luật chơi: Chia làm 2 phe đều nhau. Với mỗi phe 5 người thì đặt ở giữa 5 quyển sách tượng trưng 5 cuốn Phúc Âm. Từ chỗ để 5 Phúc Âm cách xa mỗi phe 3m. * Qt đứng giữa, ngoài đường chạy của 2 phe. Khi Qt hô “Phúc Âm” thì mỗi người cố chạy đến dành cho được 1 Phúc ÂÂm. Qt có thể hô: “Phúc Âm”, “Phúc lành”, “Phúc đức”... Ai di động chân sẽ thua. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, có sự tranh đua. Vật dụng: 03 cuốn sách. 2. CHIÊN TA THÌ NGHE TIẾNG TA Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của tiếng kêu mà thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách nhanh nhẹn và chính xác. Luật chơi: Chơi theo hàng đội, mỗi đội chọn 1 con vật. Trừ đội trưởng, tất cả đội viên bịt mắt. Qt chỉ cho các đội trưởng đi cách xa nơi đó 5m, các đội trưởng đứng lộn xộn nhau. Qt thổi một tiếng còi, mỗi đội trưởng kêu tiếng của con vật đội mình. Các đội viên nghe tiếng đội trưởng kêu ở đâu thì tìm về nơi ấy và xếp hàng nghiêm chỉnh. Đội nào xong trước là thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: 03 cuốn sách. 3. BỒ CÂU TRẮNG và BỒ CÂU ĐEN Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói mà thực hiện hành động. Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách chính xác và nhanh nhẹn. Luật chơi: Chia thành 2 phe, 01 phe làm bồ câu trắng 01 phe làm bồ câu đen. 2 phe đứng đối diện nhau, cách nhau 2m. Sau lưng mỗi phe có 1 lằn mức cách đó 2m. Qt đứng giữa 2 phe. Khi Qt hô “bồ câu trắng” thì phe bồ câu trắng rượt đánh chạm tay vào người của phe bồ câu đen. Khi Qt hô “Bồ câu đen” thì ngược lại. * Qt hô bồ câu vàng, xám, đen... ai nhốm chân thì bị loại. * Không được vượt qúa lằn ranh phía sau. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Phấn để vẽ đường. 4. TRUYỀN PHÁN Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có khoảng 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: Chơi theo hàng đội. Mỗi đội ngồi thành 1 vòng tròn và mỗi đội có 1 cục phấn. * Khi Qt thổi 1 tiếng còi: - Mỗi đội cử 1 người cầm phấn qua đội khác cố gạch dấu thập (+) vào vòng tròn của họ. - Trong khi đó những người còn lại của mỗi đội bắt 1 bài hát, được quyền vỗ tay, nghiêng qua lại, chứ không được dùng 2 bàn tay che vòng tròn. - Khi người kia gạch được dấu (+) rồi, thì cầm phấn chạy về đội mình đưa cho người thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục như người thứ 1, và như thế tiếp tục cho hết cả đội. - Kết thúc, đội nào ít dấu (+) nhất là thắng đội nào nhiều dấu (+) nhất là thua. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Phấn viết. Lưu ý: 5. THỎ CÓC THI ĐUA Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý vào tiếng còi mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Luật chơi: Số người chẵn, 1 người làm thỏ, 1 người làm cóc. * Thỏ: đứng chống nạnh. * Cóc: ngồi chống nạnh. - Mức khởi hành cách mức tới 4m. - Khi Qt thổi 1 tiếng còi thì Thỏ bước. * 1 bước dài tối đa có thể, còn cóc thì nhảy 2 cái dài tối đa có thể. .* Ai đến mức trước thì thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Phấn viết Lưu ý: 6. TÌM DÉP Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người (04-08 đội) tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý vào tiếng còi mà tưông trợ và sẵn sàng thừa kế lẫn nhau để thực hiện một cách nhanh nhẹn. Luật chơi: 1. Tập trung thành vòng tròn. Mọi người gom dép lại để giữa vòng tròn, trộn dép lộn xộn. Bắt đầu một bài hát, đang khi hát vỗ tay, mọi người di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Bất thần Qt thổi 1 tiếng còi, mỗi người chạy vào xỏ chân vào dép rồi chạy về chỗ cũ, không được dùng tay. Người sau cùng sẽ bị phạt. 2. Hàng đội. Tập họp hàng dọc. * Gom dép của cả đội, để lộn xộn, cách xa người thứ I của đội 3m. Số người mỗi đội bằng nhau. * Có tiếng còi, người thứ I của mỗi đội chạy đến xỏ chân vào dép mình, rồi chạy về đánh vào người thứ II, người thứ II chạy lên... cứ thế tiếp tục cho hết cả đội. * Đội nào xong trước thì thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Dép Lưu ý: 7. SĂN CỌP Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý để thực hiện một cách nhanh nhẹn để tranh đua với đối phưông. Luật chơi: 1 người làm thờ săn, 1 số người làm cọp. Thợ săn rượt đuổi cọp, đánh vào người cọp bất cứ chỗ nào: cọp chết, ngồi xuống tại chỗ. * Nếu cọp chạy không kịp, để khỏi bị đánh chết, thì cọp đưa tay phải vòng xuống chân phải (co chân phải lên), rồi ngược tay lên, khum đầu xuống, bóp mũi. Làm như thế, thợ săn không được quyền đánh cọp. * Trong thời gian 3 phút, cọp nào chết sẽ bị phạt, cọp nào còn sống sẽ được thưởng. * Đội nào xong trước thì thắng. Mục đích:Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: 8. ĐUA XÍCH LÔ Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: . 3 người làm thành 1 xích lô. . 2 người đứng sát nhau, choàng tay trên vai, chân phải của người này cột với chân trái của người kia. 2 chân bị cột này co lên. . Người thứ ba, lái xích lô, đứng sau 2 người kia, 2 tây cầm 2 chân bị cột của họ làm cần lái. . Nhiều chiếc xích lô sẵn sàng ở mức khởi hành, cách mức tới 4m, đợi còi hiệu xuất phát. . Chiếc nào đến đích trước: thắng. . Chiếc nào lật giữa đường: thua . Những chiếc đụng nhau: thua. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Dây cột cho mỗi đội. 9. VƯỢT LẦY Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. *Lưu ý: cần sự nhẫn nại và tinh thần đồng đội. Càng tham càng dễ chết. Luật chơi: Tập trung thành hàng đội. Mỗi đội phải vượt qua 1 vùng đất sình lầy 5m, với điều kiện: chân không được đụng đất, tay không được chấm đất, chỉ được mỗi người 1 đôi dép. Cách thực hiện: cả đội ngồi xuống theo hàng dọc. Chân trên quai dép. Người cuối của đội co chân lên, tay lấy chiếc dép đó chuyền lên cho người đầu của đội. Người đầu đặt chiếc dép đó, về trước 3 tấc, rồi bước 1 bàn chân lên dép đó. Mọi người trong đội từ từ bước lên 1 chân. Người cuối tếp tục lấy 1 chiếc lấy nữa (như lần trước) để chuyền lên cho người đầu... cứ thế tiếp tục cho đến khi cả đội vượt qua vùng lầy. Mục đích: Làm sôi động, tinh thần đòan kết và có sự tranh đua. Vật dụng: Dép 10. BÁN NHÀ Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn và chính xác. Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện một cách chính xác và nhanh nhẹn. Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn. Qt cho đếm số và mỗi người mang 1 con số, số đó là số nhà của mình: Qt: Bán nhà, bán nhà TC: Số mấy, số mấy? Qt: 3, 5, 8, 10, 15.... * Ai mang những số đó phải chạy đổi chỗ nhau. Trong khi đó, Qt coi nhà nào trống thì nhào vô thêm, như thế sẽ có 1 người không có nhà. Người đó tiếp Qt và tiếp tục rao bán nhà. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. 11. CHIM VỀ TỔ Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, trên dưới 04-08 người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn và đúng cách. Giáo dục: Chú ý vào lời nói mà thực hiện kịp thời và nhanh nhẹn. Luật chơi: Các dự chơi đứng ở mức khởi hành, co một chân, 2 tay để trên đầu. Khi còi hiệu xuất phát, các dự chơi cò đến mức tới, rồi lại cò về mức khởi hành. * Ai về sớm nhất là thắng cuộc. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Phấn viết. Lưu ý: Quản trò nên giải thích và làm nháp trước. “Lạy Chúa, xin ban cho con các linh hồn còn tất cả những gì khác, xin Ngài hãy lấy đi” (Don Bosco). 12. THỔI CÒI TRỘM Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng thính giác và xúc giác. Giáo dục: Chú ý, tập trung một cách linh hoạt để bắt người thổi còi trộm. Luật chơi: Đứng vòng tròn. Một dự chơi ở giữa vòng, bịt mắt, đeo còi ở phiá sau lưng. Mọi người thi nhau đến thổi còi, sao đừng cho bị người này đánh trúng. Ai bị đánh trúng sẽ thế người này. Người đeo còi được quyền di chuyển, tay quơ lung tung, đụng ai, người đó phải thế chỗ. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui tươi. Vật dụng: Lưu ý: 13. CHÚA Ở ĐÂU ? Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng mắt. Giáo dục: Chú ý, tập trung quan sát mọi tạo vật để biết có Chúa. Luật chơi: Đang sinh hoạt hứng thú. Qt ra lệnh cho giải tán, với điều kiện mọi người phải chạy 1 vòng trong khu vực nào đó do Qt ấn định. Khi trở vào, tập hợp lại vòng tròn. * Qt hỏi từng người: Em thấy những gì trên quãng đường đã chạy qua? * Chắc chắn các em đua nhau kể đủ thứ. Nhưng 1 điều không ai thấy đó là Chúa, Chúa ở đâu ? Khắp nơi. Sau đó bắt hát 1 bài ca giáo lý nào đó về tạo dựng. + Có thể áp dụng trò chơi này vào việc dạy giáo lý. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, tập quan sát. 14. ĐUA RÍT Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khoảng 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: Đứng thành hàng đội, có số người đều nhau. Mỗi đội làm thành 1 con rít. Cả đội ngồi, người sau để 2 chân lên đùi người trước và kẹp lấy eo của họ. Rít di chuyển bằng những bàn tay. Mức khởi hành cách mức tới 5m. * Có tiếng còi, những con rít bắt đầu bò. Rít nào đứt khúc thì chết. Rít nào về đến mức trước thì thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, với tinh thần đòan kết và có sự tranh đua. Lưu ý: Trò chơi này dành cho nam. Cần có tinh thần đồng đội. Muốn đi nhanh và không đứt khúc, cần có 1 người điều khiển, hô “1, 2 – 1, 2”: 1 chống tay đẩy tới, 2 kéo tay đặt lên trước. Rập và đều là đi nhanh thôi. 15. ĐUA TÔM Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý tập trung nghe tiếng còi mà thực hiện nhanh nhẹn và đúng cách. Luật chơi: Đặc tính của tôm là đi lùi. Chơi cá nhân. Mỗi người là một con tôm. Những con tôm đứng ngang nhau ở mức khởi hành, cách mức tới 5m. Mỗi người khum sâu xuống, 2 bàn tay nắm lấy cổ chân, gối phải thẳng. * Có tiếng còi, tôm đi lùi về mức tới. Tôm nào về trước là thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua. 16. GIÁN ĐIỆP – PHẢN GIÁN Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện nhanh nhẹn và đúng luật. Luật chơi: Một người làm phản gián, tất cả còn lại làm gián điệp. Phản gián đứng ở đầu sân, các gián điệp đứng ở cuối sân, cách nhau 5m. * Phản gián đứng quay lưng về phía gián điệp. Phản gián đếm: 1, 2, 3, 4, 5 rồi quay lại xem ai đang di chuyển hay đang cử động thì gọi tên người đó. Người được gọi tên ngồi xuống, kể là chết. * Trong khi phản gián đếm 1, 2, 3, 4, 5 thì các gián điệp được quyền tiến lên về phía phản gián. Khi phản gián quay lại thì mọi người đứng im. Gián điệp tiến đến gần phản gián, ai tới trước thì đánh vào vai phản gián rồi chạy nhanh về mức khởi hành. Phản gián được quyền rượt người đó đánh lại nếu đánh kịp thì phản gián thắng, nếu không thì người kia thắng. Trò chơi bắt đầu lại. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua, khéo léo. 17. CHẠY SAO THOÁT? Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện một cách khéo léo, nhanh nhẹn. Luật chơi: Đứng thành vòng tròn, và ở giữa vẽ 1 vòng tròn nhỏ 4 tấc đường kính. Đếm số từ 1 đến hết. Mỗi người mang 1 số. * Qt gọi 1 số nào đó bất kì, người mang số đó nhanh chân chạy vào đứng ở vòng tròn nhỏ. Còn 2 người 2 bên phải làm sao giữ người đó lại, nếu để họ thoát thì 2 người phải vào giữa làm kiệu khiêng người đó về. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn. Vật dụng: Phấn vẽ vòng tròn. 18. THẰN LẰN CỤT ĐUÔI Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, cho trên dưới 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý tập trung mà thực hiện một cách khéo léo, nhanh nhẹn. Luật chơi: Đứng thành hàng đội, với số người đều nhau. Mỗi người có 1 cái khăn vắt vào lưng quần ở phiá sau để làm đuôi. Hai đội đứng đối diện cách nhau 3m. Khi có hiệu còi, 2 bên xáp lại vừa cố giựt đứt đuôi bên kia, vừa lo bảo vệ đuôi của mình. Sau 3 phút, còi thổi kết thúc. Bên nào ít bị đứt đuôi thì thắng. * Liền đó, hát và ra cử điệu bài: “Hai con thằn lằn con”. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn trong tinh thần đồng đội. Vật dụng: Khăn cho các đội. 19. LƯỢM MANNA Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, cho trên dưới 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý tập trung mà tưông trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn. Luật chơi: Đứng vòng tròn (kết trò chơi: Hàng đội) Qt tung một nắm “tăm gỗ” lên, tăm rơi xuống đất, Qt thổi còi. Mọi người đua nhau lượm Manna (tăm gỗ) bằng cách dùng ngón tay giữa và ngón áp út (ngón tay đeo nhẫn) của bàn tay trái, rồi đặt tăm vào tay phải. * Sau 3 phút, Qt thổi còi, mọi người đứng lên. Mỗi đội gom số tăm lượm được lại, đếm xem được bao nhiêu. * Đội nào nhặt được nhiều tăm nhất thì thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự khéo léo nhanh nhẹn trong tinh thần đồng đội của sự tranh đua. Vật dụng: Tăm để làm Manna. 20. GẬY BAY Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, cho trên dưới 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Chú ý tập trung mà tưông trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn. Luật chơi: Sân rộng (bãi biển). Đứng thành hàng đội, đều nhau. Mỗi đội có 1 cái gậy. Cách mức khởi hành 20m để trước mỗi đội có đóng 1 gậy làm dấu “đích”. * Tiếng còi xuất phát. Người thứ I của mỗi đội cầm gậy chạy vòng qua đích rồi chạy về. * Người thứ I về đến đội, người thứ II tiếp lấy gậy, rồi cả 2 cầm gậy đó chạy vòng qua đích và trở về đội. . Người thứ III tiếp lấy gậy đó và cả 3 cùng chạy qua đích và trở về đội... * Qt lưu ý cách tổ chức của mỗi đội vì có người. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có tinh thần đồng đội trong sự tranh đua. Vật dụng: Cây để làm gậy cho các đội. Lưu ý: 21. NGƯỜI BA CHÂN Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ lẫn nhau một cách khéo léo, nhanh nhẹn và cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: Qt cho một băng reo để có nhiều cặp, mỗi cặp 2 người. 2 người này làm sao chỉ có 3 chân chạm đất mà thôi. Theo lệnh Qt, những người 3 chân này thi nhau đi đến đích, điểm đã vạch sẵn, ai tới trước thắng. * Số người, số chân theo lệnh Qt: * Tất cả làm theo lệnh Qt: - 1 người 3 chân – 2 người 3 chân – 3 người 3 chân – 5 người 6 chân – 8 người 20 chân... * Qt kiểm lại đủ số người tụm lại và đủ số chân chạm đất theo như lệnh đã ra. Nhóm nào thiếu, hoặc dư (cả người lẫn số chân) thì bị phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua. Vật dụng: Phấn viết. Lưu ý: 22. ĐƯỜNG ĐI KHÓ Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng hay bãi biển, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ lẫn nhau một cách nhanh nhẹn và cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: Chia làm 2 phe. Qt vẽ 1 đường ngoằn nghèo rồi gom tất cả giày dép lại, xếp đều trên đường cong queo đó. * Mỗi phe trú đóng ở mỗi đầu của đường ngoằn nghèo đó. Nghe hiệu còi, 2 người đầu tiên của 2 phe đi nhanh (không được chạy) bằng cách 2 chân 2 bên con đường. Giáp mặt nhau thì dừng lại đánh “tù tì” (búa, kéo, bao). Ai thắng đi tiếp, ai thua ra khỏi đường ngay. Trong khi đó, 1 người khác của phe thua khởi hành ngay để chặn bên thắng lại, đánh “tù tì” tiếp. - Mỗi người của mỗi phe chỉ được ra chiến đấu 1 lần mà thôi. - Bên nào lọt vào ranh giới địch trước thắng. - Bên nào hết quân trước là thua. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, và có sự tranh đua. Vật dụng: Phấn viết. Lưu ý: 23. VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tập trung chú ý và linh hoạt. Luật chơi: 1 người làm “cảnh sát” điều tra xem ra thổi còi. Người này đi khuất xa một lúc. Qt mời 1 người nào đó trong vòng tròn dùng kim băng ghim dây còi vào cổ áo phía sau lưng, để còi thòng xuống lưng. Sau đó gọi cảnh sát vào, để tìm xem ai trong vòng đang giữ còi. * Qt khéo léo di chuyển mặt đối mặt với cảnh sát, khi cảnh sát ngó lơ, Qt xe lưng cho 1 người nào đó thổi còi, rồi Qt nhanh nhẹ di chuyển chỗ khác và tỏ vẻ ngạc nhiên. * Cuối cùng cảnh sát phát giác, chính Qt là người “vừa ăn cướp vừa la làng”. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui tươi. Vật dụng: Phấn viết. 24. VĂN SĨ TỔNG HỢP Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng trên dưới 04-08 đọâi tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh mà thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau một cách linh hoạt. Luật chơi: Đứng thành hàng đội, với số người đều nhau, đứng ngang nhau. Mỗi đội có 1 tờ giấy trắng và 1 cây bút để cách đội 3m. * Nghe hiệu còi, người thứ I của mỗi đội chạy lên, viết vào tờ giấy (1 chữ) rồi chạy về đánh tay người thứ II của đội mình; người thứ II chạy lên viết “1 chữ”, rồi chạy về đánh tay người thứ III ... cứ thế cho hết những người trong đội. * Mỗi người chỉ được viết 1 chữ nhưng gom cả đội lại thành 1 câu có ý nghĩa. * Đội nào xong trước và có ý nghĩa hay là thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Phấn viết, viết, giấy. Lưu ý: 25. ĐỒNG THANH TƯÔNG ỨNG Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Tập trung chú ý để lắng nghe, nhận định chính xác và tìm nhau. Giáo dục: Tinh thần đoàn kết, hòa đồng, dạn dĩ. Luật chơi: Qt viết tên 1 số bài hát vào 1 số giấy: Mỗi mảnh giấy ghi tên 1 bài hát, 1 bài hát ghi vào 5, 7 mảnh giấy. Số mảnh giấy có tên bài hát bằng số người chơi. * Tất cả đứng vòng tròn. Qt tung giấy lên. Mỗi người lượm 1 mảnh và xem coi bài gì. Rồi ngậm miệng dùng âm a ê bài hát đó. Vừa a ê bài hát đó, vừa đi tìm nhau, những ai cùng 1 bài hát thì nắm tay nhau. * Những ai lẻ loi sẽ bị phạt. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua và ôn tập lại các bài hát. Vật dụng: Viết, giấy. 26. THEO NGÔI SAO Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham đự tham dự. Rèn luyện: Sự quan sát, nhận định chính xác, nhanh nhẹn, khéo léo. Giáo dục: Tập kiên nhẫn và tinh thần kỷ luật, sự trung thực. Luật chơi: Mỗi người là 1 nhà đạo sĩ. Tất cả đứng ngang nhau ở mức khởi hành. Qt đứng ở mức tới cách có 10m, quay mặt về các đạo sĩ. Qt một tay cầm 1 ngôi sao, tay kia cầm 1 khăn xám. * Khi ngôi sao xuất hiện (Qt đưa ngôi sao lên cao) thì các đạo sĩ tiến lên (bước đi không chạy). Khi ngôi sao bị mây che khuất (Qt hạ ngôi sao xuống, và phất khăn xám trên cao) thì các đạo sĩ dừng lại. Thấy ai còn tiến bước, kể cả nhúc nhích tay chân thì Qt gọi tên người đó. Người đó phải trở về mức khởi hành bắt đầu lại. * Ai tiến đến ngôi sao trước nhất: thắng Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: 01 cái khăn, 01 ngôi sao. Lưu ý: (cần sự khéo léo, nhanh tay của Qt). 27. TẮT LỬA Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Oùc quan sát, phản xạ nhanh, chính xác Giáo dục: Tập vâng phục, chấp hành kỷ luật. Luật chơi: Đứng thành vòng tròn. Mỗi người vẽ 1 vòng tròn nhỏ quanh chỗ mình đứng, làm nhà ở. * Khi nghe hiệu còi, báo hiệu trời tối, dân chúng hay bỏ nhà đi chơi đêm (mọi người đi cách xa đó 10m). * Trong khi đó, Qt xoá đi 1 vòng tròn nhỏ (khi về, đứng vào vòng nào cũng được). * Khi nghe Qt hô “Tắt lửa”, mọi người chạy về đứng vào 1 căn nhà nhỏ, ai không có nhà thì vào giữa giúp Qt xoá thêm 1 vòng tròn nhỏ nữa, và trò chơi bắt đầu lại. Mỗi lần xoá thêm 1 vòng tròn. * Ai không có nhà sẽ được giúp đỡ bằng một trò chơi khác. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Phấn viết. Lưu ý: 28. VẬT TRIỀU CỐNG Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: óc quan sát và sáng tạo, tìm kiếm một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: Viết sẵn một số vật “cống”, mỗi vật vào 1 mảnh giấy (chữ khá lớn), rồi bỏ vào 1 hộp nhỏ. * Tất cả ngồi vòng tròn theo đội. Một người làm “Hoàng Đế” ngồi giữa. Mỗi đội cử 1 sứ thần đại diện đứng trước mặt “Hoàng Đế”. * Hoàng Đế rút 1 mảnh giấy giơ cho các sứ thần xem. Sau đó Hoàng Đế vỗ tay, các sứ thần chạy về đội mình báo cho đội mình biết vật cần tìm để sứ thần triều cống. * Đội nào đem trước sẽ được 1 điểm. Sau 5 lần, đội nào nhiều điểm thì thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Giấy, viết, hộp. Lưu ý: 29. MÒ KIM ĐÁY BIỂN Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân rộng, khoảng 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng sự quan sát và thực hiện một cách nhanh nhẹn. Giáo dục: Tưông trợ và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm trong tinh thần đồng đội. Luật chơi: Đứng thành hàng đội, có số người bằng nhau. Các đội đứng ngang nhau. Mỗi đội có 1 cái bao để cách đó 5m. * Lần I: Người đầu tiên của mỗi đội nghe hiệu còi, chân đi dép (giày) chạy đến cái bao của đội mình, cởi dép bỏ vào bao, rồi chạy về đánh tay người kế tiếp, và đi về chỗ sau cùng của đội; những người kế tiếp của đội cũng làm như thế. * Lần II: Khi mọi người của đội đã bỏ dép vào bao rồi, thì người thứ I chạy lên lục trong bao tìm đôi dép của mình, mang vào cẩn thận rồi chạy về đánh tay người kế tiếp... cứ thế cho đến khi cả đội đã có đủ dép và xếp hàng nghiêm chỉnh. Đội nào xong trước, hát lên 1 bài thì đội đó thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Bao, dép (giày). Lưu ý: 30. KỊCH SĨ TÀI BA Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khỏang 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: vận dụng óc tưởng tượng, thực tập khả năng diễn tả bằng lời nói và cử chỉ, điệu bộ. Giáo dục: tập bạo dạn. Luật chơi: Qt dùng một số mảnh giấy, ghi vào mỗi mảnh 1 tác động. Thí dụ: Mẹ ru con, người say rượu, bé cầu nguyện, linh mục làm lễ vv... Rồi xếp lại bỏ vào hộp để ở giữa. Tất cả ngồi vòng tròn. Qt tuần tự gọi mỗi đội cho 1 người lên bốc 1 mảnh giấy, rồi vừa đi vừa bắt chước động tác của nhân vật ghi trong giấy. Đi hết 1 vòng về chỗ. Qt mời 1 người của đội khác, cũng làm như trong giấy. * Có thể gọi một lúc 2, 3 người. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi,vui cười. Vật dụng: Giấy, viết, hộp. Lưu ý: Chỉ bắt chước động tác đã ghi sẵn chứ không được nói gì. Ai nói, ai cười bị phạt. 31. KHÉO BÒ Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, ngoài sân, khỏang 04-04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: Chia làm 2 phe: A, B. * Phe A đứng vòng tròn, quay lưng vào nhau, nắm tay nhau, chân dang ra (bàn chân người này vừa chạm bàn chân người kia), mắt nhắm. * Phe B đứng trong vòng, tìm cách bò khéo ra ngoài, sao cho phe A không chạm vào người. * Những người phe A không được rời tay nhau, không được mở mắt, có thể vung tay, hay bất thần ngồi xuống. * Sau 3 phút, đổi lại, phe A vào trong vòng, phe B đứng vòng tròn nắm tay nhau như trên cũng 3 phút. * Tổng kết: Phe nào bò ra được nhiều nhất thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi,vui cười và có sự tranh đua. Vật dụng: Lưu ý: 32. LÒNG XÀ QUYẾT ĐẤU Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng (bãi biển), khỏang 02 - 04-08 đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh với tinh thần đồng đội. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm. Luật chơi: Chia làm 2 đội, 1 đội làm Rồng, 1 đội làm Rắn. Người sau ôm chắc bụng của người trước. 2 đội cách xa nhau 5m. Khi có hiệu còi, đầu Rồng vừa có bổn phận bảo vệ đuôi, vừa tìm bắt đuôi Rắn. Đội Rắn cũng vậy. * Đang thi đấu, nghe lệnh còi, đầu đổi làm đuôi, đuôi đổi làm đầu. - Đội nào bị đứt khúc: thua - Đuôi đội nào bị bắt: thua. * Trong khuôn khổ buổi sinh hoạt, có thể vẽ hình vuông hay chữ nhật và cho đi theo đường đã vẽ sẵn, nhớ buộc phải quẹo vuông góc. Người sau nắm vạt áo phía sau của người trước. Đầu đội này bắt được đuôi đội kia thì thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua, phấn đấu. Vật dụng: Lưu ý: 33. THOÁT CHẠY Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều người tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh với tinh thần đồng đội. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng cùng nhau chu toàn trách nhiệm. Luật chơi: Đứng vòng tròn. Một quả bóng mủ nhỏ vừa cầm tay. Một người đứng giữa ném bóng. * Qt ra hiệu còi, người đứng giữa cầm bóng tung lên cao 3m, khi bóng rớt xuống vào người đứng giữa bắt được thì Qt thổi hiệu còi thứ II. * Trong khi nghe hiệu còi thứ I, mọi người cố chạy ra xa; nghe hiệu còi II, mọi người phải đứng lại tại chỗ. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua. Vật dụng: Trái bóng nhỏ. Lưu ý: 34. ĐUA NGỰA Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có 02 hay nhiều đội tham dự. Rèn luyện: sự khéo léo, nhanh nhẹn của tập thể. Giáo dục: Tinh thần đồng đội, tưông trợ lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích. Luật chơi: Chia nhóm: 3 người – 02 người làm Ngựa, 01 người cỡi: người thứ I đứng thẳng, người thứ II: 2 tay vịn vài người thứ I, 02 chân thẳng, mình cúi sâu làm Ngựa. Người thứ III ngồi lên lưng người thứ II, mặt quay lại, phía sau, miệng ngậm cán muỗng cà phê, trên muỗng cà phê có để 1 trái pingpong (hay 1 quả trứng). Người cỡi không được dựa lưng người thứ I, cũng không được dùng tay vịn vào bất cứ ở đâu. * Tiếng còi khởi hành, các con ngựa bắt đầu chạy về điểm tới cách đó 5m. Ngựa nào tới đích trước, còn nguyên vẹn, không té, không rớt quả banh, không dựa lưng: thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội. Vật dụng: Trái banh pingpong nhỏ, muỗng, trứng. Lưu ý: 35. SẤP NGỬA Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có 02 hoặc nhiều đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng việc lắng nghe và thực hiện với tinh thần đồng đội. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích. Luật chơi: Chia thành hai đội đều nhau, xếp hàng dọc, đứng quay lưng vào nhau. Trước mặt mỗi đội có vạch 1 đường dài làm giới hạn. * 1 đội “sấp”, 1 đội “ngửa” * Qt tung đồng bạc cắc lên, rơi xuống đất nếu là sấp, Qt hô “sấp”, nếu là ngửa thì hô “ngửa”. - Sấp: đội sấp chạy về đường giới hạn, đội ngửa quay lại đuổi theo, cố vỗ vào lưng. Ai bị vỗ vào lưng: chết - Ngửa: đội ngửa chạy, đội sấp đuổi. * Ai chết bị loại. Bắt đầu lại với số người còn sống. Cuối cùng đội nào chết hết: thua. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội. Vật dụng: đồng bạc cắc. Lưu ý: 36. DĨA BAY Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội. Giáo dục: Tưông trợ nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích một cách nhanh chóng Luật chơi: Ấn định mức khởi hành (trái đất) và mức tới (là 1 hành tinh nào đó). * Mỗi đội đứng vòng tròn, quàng 2 tay lên vai nhau thật chặt, làm dĩa bay. * Dĩa bay di chuyển bằng cách vừa quay tròn vừa đi tới hành tinh. - Nghe hiệu còi, các dĩa bay bắt đầu di chuyển đến hành tinh đã định, rồi bay về trái đất (điểm khởi hành). - Đang di chuyển, nghe hiệu còi thì đổi vòng quay. - Các dĩa bay không được đụng nhau. Dĩa bay nào về đến trái đất trước, mà không có hư hại gì thì thắng. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội. 37. CÓC THA MỒI Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội. Giáo dục: Tưông trợ và sẳn sàng kế thừa lẫn nhau , cùng gánh vác trách nhiệm để vượt đến đích một cách nhanh chóng. Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn, ngồi theo đội, số người mỗi đội bằng nhau. * Vẽ 1 vòng tròn đường kính 1m ở giữa. Rồi đặt rải rác vào đó một số khăn quàng tưông ứng với số người chơi (mỗi người 1 cái). * Tất cả ngồi chồm hổm, tay trên hông. Nghe tiếng còi, người thứ I của mỗi đội nhảy như cóc đến vòng tròn (để khăn quàng). Rồi khum xuống, 2 gối chạm đất, dùng miệng tha mồi (cắn lấy 1 khăn quàng), rồi nhảy về chỗ. Người thứ II nhảy lên, làm như trên... * Đội nào tha đủ mồi trước thì thắng. Đội nào có người té là thua. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội. Vật dụng: Khăn quàng. Lưu ý: 38. THI ĐUA CỨU TRỢ Thể loại: Trò chơi vận động mạnh, sân rộng, có nhiều nhiều đội tham dự. Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh và thực hiện với tinh thần đồng đội. Giáo dục: Tưông trợ lẫn nhau , cùng gánh vác trách nhiệm để tìm kiếm một cách nhanh nhất. Luật chơi: Qt quảng diễn nội dung: Bão lụt miền Trung. Cảnh màn trời chiếu đất. Kêu gọi cứu trợ. * Mỗi đội là 1 nhóm cứu trợ, có bổn phận cung ứng bất cứ thứ gì nạn nhân đòi hỏi. * Qt là nạn nhân, đòi hỏi những gì có ở khu vực sinh hoạt, hay chính nơi các bạn sinh hoạt. * Thí dụ: nước cuốn mất của tôi 1 chiếc giày, hãy cho tôi chiếc giày. * Gió thổi đứt của tôi 1 nút áo, hãy cho tôi 1 nút áo. - Đội nào đem tới trước nhất được 1 điểm kết thúc, đội nào nhiều điểm nhất: thắng. - Qt có thể đòi hỏi cái khó tìm hơn như 10 sợi tóc bạ, 2 con chí hoặc 1 vật vui hơn như 1 hàm răng giả. Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi và có sự tranh đua trong tinh thần đồng đội. Vật dụng: Các vật dụng để làm vật cứu trợ. Lưu ý: 39. ĐUỔI BẮT Chuẩn bị: sân rộng, có khoảng từ 20-25 người tham dự. Rèn luyện: nhanh trí, tháo vát, dai sức. Luật chơi: Đây là trò chơi bài hát đuổi bắt từng 2 người trong 1 vòng tròn. 1. Đưa ra 2 người, 1 chạy, 1 rượt, cùng phát xuất 1 lượt đầu nhịp mạnh. 2. Vòng tròn nắm tay giang rộng để có thể chạy đuổi dễ dàng. 3. Người bị đuổi chạy theo đường nào, người đuổi phải chạy theo đường đó, không được chặn đầu, hoặc chạy tắt ngang. 4. Bài hát được hát hai hoặc ba lần tuỳ theo qui định, mỗi lần nhanh hơn. 5. Hát xong mà người đuổi không bắt được coi như thua, còn nếu người bị đuổi bị bắt thì phải đuổi người khác. Lưu ý: Quản trò có thể sáng kiến một loại hình khác tưông tự như vậy với điều kiện chạy (nhảy từng bước) theo nhịp, miễn bước được xa là có thể thắng.
TRÒ PHẠT Các bạn thân mến ! Để có được một món ăn ngon, hợp khẩu, người đầu bếp phải biết khéo léo gia giảm các gia vị. " Trò chơi và băng reo" là những gia vị không thể thiếu trong món ăn sinh hoạt của các đoàn thể trẻ, giúp đoàn sinh thư giãn tinh thần sau những giờ học tập; Qua sự vận động tay chân còn tập cho đoàn sinh biết ứng xử, phản xạ nhanh nhẹn. Còn một gia vị không thể thiếu trong sinh hoạt mà các bạn là những Trưởng, Quản trò thường lúng túng vì tìm không ra, đó là những " trò chơi hình phạt". Tuyển tập "những trò chơi hình phạt" này là những góp nhặt của anh em chúng tôi, xin gửi đến các bạn mong góp được phần nào với các bạn trong những buổi sinh hoạt. Đây là những trò phạt có tính cách chung chung, chúng tôi tin chắc rằng với tài khéo léo của các bạn, chúng sẽ được vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể cách sinh động và làm cho buổi sinh hoạt thêm hào hứng. Kính chúc các bạn luôn vui vẻ, tươi trẻ mãi và tìm được niềm vui trong công tác phục vụ. Chân thành cám ơn tất cả anh em đã khuyến khích và cung cấp cho chúng tôi những chất liệu quý báu để tập nhỏ này thêm phong phú. VÀI LƯU Ý VỀ TRÒ PHẠT Hình phạt có 2 mục tiêu rõ rệt: Giúp cho cuộc chơi dễ dàng, kích thích người chơi nhờ cái hình phạt nhỏ mọn đó; giải trí toàn thể người chơi mà vẫn tiếp tục trò chơi trước dưới hình thức khác. Thường hình phạt phải được toàn thể người chơi chấp nhận. Để được thế, trong khi lựa chọn và áp dụng, chúng ta không nên quên những điều sau đây: Một hình phạt bao giờ cũng phải được lựa chọn cho hợp với khả năng trí tuệ và thể xác của người chịu. Nếu nó quá nặng, người chịu sẽ cảm thấy khổ cực vì không thi hành được. Nếu người chịu cũng đã khéo léo mà không làm nổi vì hình phạt đó hơi khó. Lúc ấy, người điều khiển nên tránh đừng kéo dài nữa mà khuyến khích: " Hoan hô, em đã cố gắng hết sức", rồi tha cho em về chỗ. Ý tứ những hình phạt gài bẫy, nhiều khi quá hào hứng mà làm cho nhiều người buồn bực. Chúng ta đừng quên đây là trò chơi, nên hình phạt phải làm cho người chịu cũng như người xem thích thú, ngược lại sẽ bất lợi cho cuộc chơi.
TRÒ PHẠT KHÔNG DỤNG CỤ
01 . CUỐN MÀN , CUỐN MÀN. Những em bị phạt đứng thành hàng dọc, cùng nắm tay với nhau. QT hô "cuốn màn" thì tất cả xoắn lại từ ngoài vào. QT hô: " Mở màn" thì làm ngược lại. 02. BƠI THEO KIỂU TÔM. Những em bị phạt đưa 2 tay về phía phía trước làm 2 càng tôm, người khom xuống và đi lui lại. Khi có tiếng còi thì tất cả các con tôm đứng lại và lắc mông. Khi nào có tiếng còi thì đi tiếp tục. 03. BÀI HÁT TỰ CHỌN. Em bị phạt được mời hát 1 bài mà mọi người đều thuộc. Trước khi hát hãy mời mọi người cùng hát cho vui. 04. XƯNG TỘI TRỐNG. Em bị phạt được mời ra quay lưng về phía QT để trả lời những câu QT hỏi. QT nhớ hoặc thuộc lòng hoặc ghi trên giấy những câu trả lời này để nhắc lại cho em bị phạt. Thí dụ: " bao nhiêu lần em làm thế này? " và QT lần lượt làm những động tác như: giơ nắm tay, giật tóc, cười, khóc… 05. TIẾNG GỌI CỦA THẦN CHẾT. Em bị phạt đóng vai phạm nhân đến trước mặt QT đóng vai quan tòa. em bị phạt phải quỳ xuống, 2 tay chắp lại để sau gáy, 2 ngón trỏ giơ thẳng. QT mời 3 em khác ra làm nhân chứng: 1 em đứng bên phải, 1 bên trái, 1 đứng sau phạm nhân. Vị quan tòa kết án: "ngươi bị kết án tử hình" và cả 3 nhân chứng đều lặp lại câu kết án đó. Phạm nhân cũng phải nhắc lại tiếng "tử hình" 3 lần mỗi lần cao giọng hơn. Khi phạm nhân lặp lại lần thứ ba thì nhân chứng đứng đằng sau nhẹnhàng cắn vào 2 ngón tay của phạm nhân. 06. QUAN HÀN LÂM. Mỗi em bị phạt làm 1 câu có ý nghĩa với 3 tiếng được chỉ định trước. QT nên tìm 3 tiếng rất khác nhau. Ví dụ: ống nhòm, con lạc đà, viên đại úy. Viên đại úy leo lên lưng con lạc đà và chiếu ống nhòm về phía chân trời. 07. BẮT TAY. Em bị phạt được mời đi bắt tay từng em một. Những người bên ngoài có thể bóp chặt tay em. 08. SỰ THẲNG THẮN. Mỗi em bị phạt đi đến từng em dự chơi và hỏi: " Anh nghĩ gì về tôi ?". Những người đuộc hỏi tùy nghi trả lời.
09. GIÁO SƯ VẠN VẬT. Em bị phạt hỏi từng người dự chơi: "Anh thích con vật nào ?". Người được hỏi tùy thích trả lời và em bị phạt phải bắt chước tiếng kêu và điệu bộ của con vật ấy. 10. CHÚ KHỈ. Em bị phạt ra giữa và tất cả các em dự chơi phải nói và làm theo những gì em bị phạt nói và làm, cho đến khi nào em bị phạt nói: "tất cả đều là khỉ" mới thôi. 11. CON VẸT. Em bị phạt đến trước mặt từng người và hỏi: " Nếu tôi là con vẹt, anh sẽ dạy tôi nói gì ?". Các em được hỏi cố gắng đưa ra những câu khó và dễ cười. Mỗi lần như vậy em bị phạt sẽ nhắc lại câu trả lời 3 lần. 12. NÓI GIỎI. QT mời em bị phạt lặp lại 3 lần liên tiếp càng lúc càng nhanh những câu sau đây: Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch. Nồi đồng nấu ếch, nồi đất nấu ốc. 13. ĐI HỎNG. Em bị phạt đứng tựa vào tường, 2 gót chân sát tường. QT ra hiệu em bước đi. Để em đi vài bước, QT lại ra lệnh, em phải đứng lại ngay. QT liền hỏi: " Đi từ chân nào ?". Nếu em trả lời được "từ chân tường" thì được tha. 14. PANCRACE. 2 em bị phạt được mời ra giữa, đứng cách nhau một quãng. Theo hiệu của QT, 2 em bước tới 1 bước và 1 trong 2 em nói: " chào nhà đô vật". Em kia phải trả lời: " nhà đô vật chào anh", cả 2 không được cười,nếu cười thì phải làm lại. 15. NƠI BẤT KHẢ XÂM PHẠM. QT nói với em bị phạt: " Hãy để tay phải vào chỗ mà tay trái không thể sờ vào được". Đó là ( khuỷu tay trái ). 16. NGƯỜI CÂM. Em bị phạt được mời ra giữa và phải thi hành đúng lúc những việc kỳ cục nhất mà các em khác lần lượt đưa ra mà không được nói nửa lời. Cũng có thể bắt em bị phạt hát 1 bài hát hay đọc 1 bài thơ không thành tiếng. 17. TỰ DO. Với 1 giọng trònh trọng, QT đọc trước mặt em bị phạt mhững lời sau đây: " Hỡi bạn, bạn là người có đặc quyền do toàn thể anh em trao cho bạn. Bạn hãy cám ơn anh em bằng cách hãy chọn lấy 1 trò chơi mà bạn muốn". 18. HÌNH NỘM GẤP NẾP. Những em bị phạt nằm ngữa. 2 tay và 2 chân duỗi thẳng, phải cố gắng ngồi dậy mà chân tay không được nhúc nhích. 19. HAI HÌNH MÚA RỐI. Những em bị phạt ngồi bệt xuống đất từng đôi một, dựa lưng vào nhau, 2 tay giơ ngang từ từ đứng lên ngồi xuống 3 lần mà không được rời nhau. 20. ANH HỀ. Gọi em bị phạt và bảo em làm sao cho 3 người bạn của em cười lên. Thành công thì được tha. 21. CỬA QUAY. Mời EM ra giữa và đứùng 1 chân, chân kia chống lên gối chân đứng, 2 tay chống nạnh. QT yêu cầu em quay 3 vòng hoặc một vài em lên nắm tay quay một vài vòng. 22. NGƯỜI BỊ ÁN TREO. QT nói với những em bị phạt như sau: "Các bạn hãy vui mừng vì các bạn được hưởng án treo về tội mà đúng ra các bạn phải bị phạt. Vậy các bạn có thể về chỗ khi các bạn có thể bắt 1 con vật vào đây". 23. BÀI DIỄN VĂN VUA TÀU. 1 em nhỏ được chỉ định làm hoàng đế nước Tàu. Gọi em bị phạt ra trước mặt vua cách chừng 3 m. em bị phạt tiến đến gần hoàng đế và cung kính chào 3 lần: "muôn tâu thánh thượng". Sau 3 lần chào em phải đọc 1 bài diễn văn tùng phục và thay chữ đ=t. b=p. 24. NGƯỜI NHÀO LỘN. Em bị phạt đứng trên 5 đầu ngón tay và nhảy giật lùi 5,6 cái liền mà không ngã thì được tha. 25. NHÀ ĐẤM BÓP ĐẠI TÀI. Những em bị phạt tay phải xoa vòng tròn trước bụng, tay trái đánh vào đầu chừng 20 lần, không được sai. 26. NGƯỜI MÁY. Những em bị phạt làm cử chỉ giật giật như người máy trong khi ăn, uống,hay trong những việc khác… 27. THỢ MAY. Em bị phạt ngồi 2 chân quặt ra sau rồi đứng dậy, 2 tay phải khoanh trước ngực, làm như vậy 3 lần liên tiếp. 28. CON QUAY NGƯỜI. Từ một đầu sân, em bị phạt đật ngón tay trỏ xuống đất rồi vừa quay vòng tròn quanh ngón tay vừa tiến dần đến đầu sân kia. Làm quãng 12 vòng. 29. NGƯỜI LÙN CHẠY ĐUA. Những em bị phạt xếp thành hàng ngang, cúi xuống, 2 tay nắm lấy cổ chân. Theo lệnh của QT các em tiến về phía trước. Khi nghe tiếng còi thì đi giật lùi cũng trong tư thế đó. 30. CUA BÒ. Những em bị phạt bắt chước cua bò một quãng do QT định: đi bằng 2 chân, 2 tay và đi ngang, đầu ngẩng lên. 31. CON NHÁI. Những em bị phạt bắt chước nhái nhảy: ngồi xổm, 2 tay để trên đầu gối,nhảy về phía trước. Trong khi nhảy giang 2 tay. Nhảy chừng 10 lần, nhảy sai làm lại. 32. ĐUA NGỰA. Những em bị phạt xếp hàng đôi và quay mặt đối diện với nhau, tay cầm nhau từng đôi một và đứng tại điểm khởi hành. Khi nghe hiệu còi bắt đầu chạy, đôi nào đến trước thì được tha. 33. ĐẶT TÊN ĐỒ VẬT. Từng em bị phạt được đặt cho 1 thứ tên "đồ vật". Thí dụ: ông lò, cái chão… Những người dự chơi sẽ đặ 3 câu hỏi cho từng em bị phạt. em bị phạt khi được hỏi câu nào cũng chỉ trả lời bằng thứ đồ vật mà mình được đặt. Thí dụ: " Anh uống nước bằng cái gì ?" – Bằng cái chão. 34. ĐẶT TÊN CON VẬT. Tất cả người dự chơi ngồi vòng tròn. Những em bị phạt đứng xếp hàng dọc ở giữa. Tất cả cùng hát bài: " ngày xưa Adong Evà, thiên Chúa cho làm mẹ cha, đặt tên muôn loài muôn thú con này là con gì ?" Khi đó, QT hô con gì thì những em bị phạt sẽ làm cử điệu con đóvà đi một vòng. 35. ĐỌC CHÍNH TẢ. Những em bị phạt ngồi bẹp, 2 chân xếp bằng, 2 tay chống xuống đất. QT sẽ đọc 1 bức thư có đư loại dấu: Chấm, gạch ngang. Chấm than, chấm hỏi, 3 chấm. 2 chấm…khi đến dấu nào thì những em bị phạt phải làm những dấu đó. Dấu chấm: bệt xuống 1 cái. 2 chấm: bệt 2 cái. Cứ như thế mỗi dấu thì những em bị phạt phải thể hiện cho đúng dấu đó. 36. BẠN CÓ CÁI NÀY KHÔNG ? MẤY CÁI ? Em bị phạt đứng quay lưng về phía trước. QT chọn 1 người làm mẫu đứng sau lưng em bị phạt. QT chỉ bất cứ thứ gì trên người làm mẫu, đồng thời hỏi em bị phạt: Bạn có cái này không ? Mấy cái ? em bị phạt sẽ đoán và trả lời. 37. TRÒ MÈO. Tất cả ngồi vòng tròn. em bị phạt đứng giữa vòng và cùng hát bài: " này con méo méo meo ta đem xào ( ngao)". ( 2 lần ). " Xào 1 râu, 1 râu, 1 râu ( ngao )". " Xào 2 râu, 2 râu, 2 râu ( ngao )". Tưông tự: 1 chân, 2 chân. 1 tai, 2 tai… Em bị phạt làm cử điệu con mèo ( kêu ngao ) vàđưa ngón trỏ lên mũi ( 1 râu ), 2 ngón ( 2 râu ). Tưông tự: Bàn tay đưa lên lỗ tai ( tai ), đá cái chân ( chân )… 38. VỊT ĐẺ - GÀ ẤP - DIỀU XỚT. Những em bị phạt xếp hàng dọc sau người QT và phải làm theo QT. "Vịt đe đe vịt đẻ": vừa đọc vừa làm ( 2 tay chống nạnh đi kiểu chữ "bát", khi nào nghe tiếng "đẻ" thì chịnh đít xuống giống như vịt đẻ ). "Gà ấp ấp gà nở": ( 2 tay để trên đầu, khi nghe gà nở thì chịnh đít xuống) "Diều xớt xớt siều đá": ( 2 tay chống nạnh, khi nghe diều "đá" thì co chân đá tới trưóc. 39. NẮN TƯỢNG. Những em bị phạt ra giữa vòng tròn và được ví như những cục bột. QT nhờ những người trong vòng tròn ra nắn những cục bột thành những tượng nào đó. Trước tiên là nhào bột cho dẻo ( tùy chọn động tác nhào ). Sau đó là nắn tượng. Nắn sao thì bột phải tuân theo. 40. GỘI ĐẦU CHO NHAU. Những em bị phạt xếp hàng đôi và đứng đối diện nhau. Mỗi hàng được đặt tên 1 thứ dầu gội đầu. Thí dụ: Camay và Rejoice. Khi QT hô: "Camay" thì hàng mang tên Camay gội đầu cho hành kia. Khi QT hô: " Rejoice" thì hàng mang tên Rejoice sẽ gội đầu cho hàng camay. (chú ý làm đủ vui, không nên làm quá dễ sinh quạu ). 41. RAO HÀNG. Những em bị phạt chọn cho mình 1 nghề. Thí dụ: Bán bánh chuối chiên, bán vé số… Lần lượt mỗi em bị phạt đi xung quanh vòng tròn rao hàng của mình. Yêu cầu phải tự nhiên, không gượng ép. Em nào đạt yêu cầu thì được tha. 42. LÂY SIDA. Sida là căn bệnh thế kỷ, rất đáng sợ và dễ lây lan. Vì thế, những ai bị bệnh này sẽ bị biến dạng, dị tật… Những em bị phạt là những người bị bệnh sida. Những bệnh nhân đi nối đuôi nhau theo QT và làm theo những động tác mà QT làm. (Để thêm sinh động có thể lôi thêm những bạn trong vòng bằng cách: Hễ người bệnh đụng ai thì người đó phải nối đuôi theo. Khi nào thấy vừa QT cho ngừng ). 43. THƯA BA MÁ CON CHỪA. Những em bị phạt chia làm 2 đội đứng đối diện nhau, sau đó đọc và làm theo QT: Thưa ba má con chừa: ( 2 đội vừa đọc vừa khoanh tay ) Con chẳng dám chơi đùa: ( đọc và cúi đầu ). Với những kẻ hư thân: ( đọc theo và dùng ngón trỏ sỉ vào mặt người đối diện ). Mà ba má chẳng có ưa:( - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ). Đánh cái chát cho mà coi: ( 2 bên vả má nhau ). (Có thể sáng tác thêm). 44. BẠN THÍCH GÌ ? Những em bị phạt chia làn 2 đội đứng đối diện nhau. QT gọi từng đội xem người của đội này thích gì nơi người đối diện với mình. Sau đó QT hô: " thích gì hôn nấy"- Cũng có thể thích gì nhéo nấy. Sau đó hỏi đội kia thích gì bên này và cũng như thế. 45. CHIẾN ĐẤU BẰNG MÔNG. Chia những em bị phạt thành 2 đội đứng quay lưng vào nhau. Trước mặt 2 đội vạch 2 đưồng thẳng cách hàng mỗi đội 30 cm. Sau đó 2 người đối diện dùng mông mình cố đẩy đối phưông ra khỏi vạch phía trước. Ai thắng đươcï vào vòng tròn, người thua cứ tiếp tục. 46. BƠM XE. Em bị phạt đứng theo hàng dọc và được ví như những bánh xe ( 2 tay nắm lấy 2 tay ), cả hàng trong tư thế ngồi. QT làm động tác bơm bánh xe: Bơm càng nhiều càng căng hơi ( em bị phạt đứng lên từ từ ). Đang bơm QT ngưng lại thì những bánh xe đứng lại trong tư thế đó… Sau đó, QT hô: Xì bánh xe, cả hàng ngồi xuống từ từ… ( Có thể biến báo sao cho hấp dẫn. Ví dụ: Đang bơm ngưng lại hát 1 bài hát…). 47. BIỂU DIỄN THỜI TRANG. Đặt cho mỗi EM tên 1 hoa hậu của riêng 1 nước nào đó. Sau đó mời mỗi người lên trình diễn thời trang ( dáng đi, nét mặt sao cho có duyên và mọi người thích thú ). 48. KỂ CHUYỆN LÀM THEO. Những em bị phạt đứng hàng dọc và làm theo những gì QT kể. QT tìm những câu chuyện thật vui. Ví dụ: Có 1 tên trộm, ban đêm leo rào vào nhà người khác…bị chó rượt… ( tất cả em bị phạt làm theo ). Trò phạt vui hay không tùy thuộc sự linh hoạt của QT. 49. KHÓC CƯỜI KIỂU. Mỗi em bị phạt phải ra giữa vòng tròn: khóc 5 kiểu, cười 5 kiểu sau cho vừa có duyên, vừa hài hước. 50. CÓC -THỎ THI ĐUA. Những em bị phạt chia làm 2 đội: 1 đội làm thỏ, 1 đội làm cóc. Cóc ngồi xổm, 2 tay đặt trên đầu gối. Thỏ đứng thẳng, 2 tay chống hông. Thể thức: Cóc nhảy 2 bước thì thỏ mới đượ nhảy 1 bước. Cứ như thế đội nào tới đích trước thì được tha. Đội thua chia làm hai và tiếp tục thi đấu. 51. LĂN QUĂN NỔI-CHÌM. Những em bị phạt đứng thành hàng dọc, 2 tay đặt trên vai người trước. QT hô: " lăn quăn nổi-nổi": Những em bị phạt xoay người dần dần lên. QT hô: " lăn quăn chìm-chìm" Những em bị phạt xoay người dần dần xuống. (QT cần biến báo từ chậm tới nhanh và ngược lại để trò phạt thêm hấp dẫn). 52. XE XÍCH LÔ. Cứ 2 em bị phạt làm thành 1 chiếc xe xích lô: Một em chống tau xuống đất, em còn lại nắm chân em kia. Cứ như thế đi tới vạch định trước và đi ngược lại. Xe nào tới trước được tha, các xe khác thi đua tiếp tục. 53. ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ. Những em bị phạt đứng thành vòng tròn quay lưng vào trong. Bên trong vòng tròn này đặt một số dép (sao cho ít hơn số em bị phạt). Bên ngoài hát bài hát nào đó. Trong khi hát, bất thần QT thổi còi thì những em bị phạt cố tranh để ngồi trên những chiếc dép ấy, ai được thì vào vòng, ai chưa được thì làm tiếp tục (nhưng số dép luôn luôn ít hơn người chơi). 54. CON MUỖI. Những em bị phạt chia làn 2 đội, xếp 2 hàng và đứng đối diện nhau. QT nói: " con muỗi" tất cả bảo: o o o…. QT nói: " muỗi đậu vào tay" 2 đội đánh vào tay nhau. ( Tùy QT linh hoạt cho trò phạt thêm vui vẻ ). 55. SOI GƯÔNG. Những em bị phạt chia làm 2 đội đứng đối diện nhau. 1 đội làm người mẫu, 1 đội làm gưông soi. Người mẫu làm sao thì gưông làm y vậy. (lưu ý: nếu người mẫu làm tay phải thì gưông phải làm tay trái). 56. LẠY CÁC BỐ, CÁC MÁ. Những em bị phạt lần lượt ra giữa vòng khoanh tay, cúi đầu và nói: " Thưa các bố, các má, con chơi dở quá-xin các bố, các má tha lỗi cho con". Làm khi nào ở ngoài hoặc QT thấy được thì đươc tha, chưa được thì làm lại. 57. GÕ HAI ĐẦU. Những em bị phạt chia làm 2 đội và đứng đối diện nhau. Mỗi đội được QT đặt cho một thứ đàn: Piano, tơnưng… QT hô: "Piano" thì piano gõ đầu tơnưng. QT hô: "Tơnưng" thì tơnưng gõ đầu pianô. 58. CON CÓC. Những em bị phạt đứng thàng 2 hàng, quay mặt xuống các em dự chơi. Bên ngoài hát bài: " Ra đây mà xem…". Khi đến chữ "lưng" thì các em bị phạt quay lưng xuống các em dự chơi. Hoặc bên ngoài hát, các em bị phạt nhảy xổm, 2 tay nắm lỗ tai, cho đến hết bài hát. Hoặc bên ngoài vẫn hát và khi tới chữ "con cóc"bên ngoài hát mấy lần thì các em nhảy mấy cái. 59. LẮC LƯ. Những em bị phạt xếp thành 2 hàng song song, quay mặt vào nhau. Hàng 1: Tay trái nắm mũi hàng 2. Hàng 2: Tay phải nắm tai hàng 1. Tay còn lại chống hông. Bên ngoài hát bài: " Giơ âtay lên nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu…". Cứ như thế, khi bên ngoài yêu cầu " lắc lư cái mình…" thì những em bị phạt phải làm theo. Hoặc QT hô: " Trời mưa rơi xuống, nước sông dâng lên". Khi đó những em bị phạt phải làm những động tác theo bài hát: - "Trời mưa": Đứng, " Rơi xuống": Ngồi. "Nước sông dâng lên": Đứng dậy. 60. ĐUA RÙA. Những em bị phạt đứng thành hàng ngang, trước mặt họ là 1 vạch đích đến. Đặt 2 bàn tay xuống đất, cong lưng và giữ cho 2 bàn chân thật thẳng. QT ra lệnh thì tất cả tiến về đích trong tư thế đó. Ai không giữ được thăng bằng sẽ bị phạt lại. 61. TIẾNG CÒI VÔ DANH. Người chơi đứng thành vòng tròn, em bị phạt ra giữa vòng và bị bịt mắt, sau lưng buột 1 cái còi với sợi dây dài khoảng 1 m, đeo lủng lẳng từ thắt lưng trở xuống. Một vài em trong vòng tròn tìm cách thổi còi. Nếu em bị phạt chạm được một trong các người thổi còi thì được tha. 62. BÃO THỔI. Cho những em bị phạt đứng thành 1 hàng ngang. QT hô: "bão thổi" nhè nhẹ thì lắc lư nhè nhẹ. QT hô: " bão thổi" mạnh thì lắc lư liên tục và mạnh. 63. LỮ HÀNH. Những em bị phạt xếp thành hàng dọc, tay tái người sau để trên vai người trước, tay phải nắm cổ chân người trước co lên phía sau. Cứ như vậy lò cò liên tiếp quanh vòng tròn 1 vòng. 64. CON CÒ. Những em bị phạt xếp thành 1 vòng tròn. Bên ngoài hát bài: " Con cò cò bay lả lả bay la…". Khi đến chữ "bay" thì các em bị phạt làm động tác bay, đồng thời nhúng chân lên xuống. Làm đến khi hết bài hát. 65. CÂY ĐÀN. Những em bị phạt đứng thành hàng ngang và mỗi người mang tên 1 nốt nhạc từ: đồ, rê,mi, fa, sol, la, si, đô…( nếu nhiều hơn 7 người thì có thể 2 hoặc 3 em mang cùng 1 nốt nhạc và đứng phía sau em mang nốt nhạc đó ). QT đến nhấn đầu nốt nhạc nào thì em đó đọc to nốt nhạc mà mình mang tên. QT có thể làm nhanh hoặc chậm tùy ý. Hoặc QT chỉ đọc tên những nốt nhạc, khi đọc đến nốt nhạc nào thì em mang tên nốt nhạc đó phải nhún xuống đến khi nào QT đọc tên nốt nhạc khác thì mới được đứng lên. QT có thể đọc lung tung và 3,4 lượt tùy ý. 66. BÒ LÚC LẮC. Những em bị phạt xếp thành hành dọc, bên ngoài đọc bài: " Bò lúc lắc…". Khi đọc: " Bò lúc lắc " thì những em bị phạt lắc mông. Khi đọc: " Bò nhúng dấm": thì những em bị phạt 2 tay nắm lấy 2 lỗ tai nhún lên nhún xuống. Khi đọc: " Bò xào lăn": thì những em bị phạt nằm xuống lăn qua, lăn lại. 67. THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG. 4 em bị phạt phải làm giống như thái độ, cử chỉ của thầy trò Đường Tăng. Đường Tăng : Phải tưởng như mình đang cầm xâu chuỗi, miệng lẩm bẩm đọc kinh. Tề Thiên : Mặt luôn nhăn nhó, tay luôn gãy và nhảy nhót. Bát Giới : Cái bụng bự đưa ra phía trước và làm bộ như đang cầm bồ cào. Sa Tăng : Tưởng tượng như đang gánh bồ ve chai. 68. CON THỎ. Những em bị phạt 2 tay co lại và để ngang tay ve vẩy, cò 1 chân trong tư thế đó 1 vòng, sau đó đổi chân và cò ngược lại. 69. BIẾN HÓA. Những em bị phạt xếp thành hàng dọc, đi sau và làm theo những cử điệu QT làm: kẻ hành khất, đi cà nhắc… cho đến khi ở ngoài hát 1bài hát nào đó. 70. NAPOLEON. QT hát bài: " Napoleon có một trăm, một trăm tên lính . năm mươi tên đi cái chân chữ bát. Năm mươi tên đi cái chân vòng kiềng". Những em bị phạt tay chống hông và bắt đầu đi khi QT hát. Khi đến chữ "bát"thì những em bị phạt đi 2 đầu gối chụm lại, 2 bàn chân và phần cẳng chân xoè ra 2 bên. Khi hát câu: " năm mươi tên đi cái chân vòng kiềng" thì đổi chân chữ bát thành chân vòng kiềng ( 2 chân cong ra ngoài như vòng cung ) đi đến khi nào QT cho ngưng. 71. NGƯỜI CHÂU ÂU. Tất cả các em bị phạt làm người Châu Âu bằng cách: 1 tay nắm mũi kéo cho cao lên và đi nhón gót 1, 2 vòng cho mọi người xem. ( có thể nói vài câu tiếng ngoại quốc ). 72. TÀU BỊ CHÁY. Những em bị phạt làm những chiếc tàu bị cháy: Nằm ngữa, đưa 2 tay, 2 chân lên trời và lắc qua lắc lại khi nào QT tha. 73. HÁ MIỆNG - PHÙNG MÁ. Những em bị phạt chia làm 2 đội và đứng đối diện nhau. 1 đội há miệng thật lớn và lấy hơi 6 lần. 1 bên phùng miệng cho rộng thổi ra 6 lần. Sau đó 2 đội đổi vai trò cho nhau. 74. BÁI PHỤC. Từng em bị phạt ra giữa vòng tròn để tay phải trước ngực, cúi người xuống và hô to 3 lần " bái phục". Khi nào QT thấy được thì mới được tha. 75. TIẾNG TRỐNG. Những em bị phạt xếp thành hàng ngang và những động tác theo tiếng hô của QT. " Cắc": Đưa chân cong vào. " Tùng": Đưa chân thẳng ra. " Cheng": Hạ chân xuống đất. Đổi chân và làm lại với 3 động tác trên. QT nên hô từ chậm tới nhanh và nguợc lại. 76. MẾN THẦY. Những em bị phạt xếp thành vòng tròn hoặc hàng ngang. QT làm Chúa Giêsu đến từng em và hỏi: " con có mến thầy không ?". Nếu em được hỏi trả lời "có" thì QT nói: " vậy con hãy hôn chân thầy đi"hoặc câu nào tùy ý QT sao cho vui. Khi em này làm đúng như QT yêu cầu thì được tha. Nếu em được hỏi trả lời "không" thì QT nói: " ngươi phải vào nơi tối tăm và phải khóc lóc nghiến răng", đồng thời QT ngắt mũi hay cử chỉ nào trừng phạt. TRÒ PHẠT CÓ DỤNG CỤ
77. BANH NỔI. Trong 1 chậu nước đầy, có trái banh cao su nổi trên mặt. Những em bị phạt phải dùng miệng lấy trái banh ra, 2 tay để sau lưng. 78. CÁI HÔN CỦA QUỈ. Treo 1 cái vung hay cái chão nhiều lọ ở giữa nhà, ở giữa vung gắn 1 đồng tiền hay vật nhỏ nào đó ( phải sát vung ). Những em bị phạt được mời đến dùng miệng lấy đồng tiền ra. 79. ĂN CHÁO. 2 em bị phạt bị mắt và trao cho mỗi em 1 cái muỗng và 1 cái chén hoặc ly có đựng ít đường cát. Nghe hiệu của QT 2 em đúc cho nhau ăn, khi nào cả 2 đều được ăn thì được tha. 80. TẮT NẾN. Để trên bàn 1 ngọn nến đang cháy, đưa cho em bị phạt 1 cái phễu và bảo em làm sao thổi tắt nến từ đáy phễu, quá 4 lần không thổi được sẽ bị phạt trò khác. ( Để miệng phễu vào sát nến có thể thổi tắt được ). 81. CÁI BÚNG TAY. Đặt trên bàn 1 cái chai, trên miệng chai để 1 cái nút. em bị phạt bị bịt mắt và đứng cách bàn chừng 2 m, vừa tiến lại bàn vừa giang tay. Khi đến nơi bàn làm sao búng rơi nút mà không động đến chai, sai làm lại. 82. VẬT CÓ ĐIỆN. Mang ra giữa nhà khoảng 15 đồ vật. em bị phạt phải ra khỏi phòng và đươc bảo cho biết là trong ấy có một vật có điện. Khi em này ra khỏi phòng, QT chỉ cho các em còn lại biết định cho vật nào có điệõn. Khi em bị phạt vào, QT bảo em cầm từng vật một để ra chỗ khác, trong khi ấy mọi người yên lặng. Khi em cầm đến vật có điện thì mọi người la lên thật to làm cho em phải giật mình như bị điện giật thật vậy. 83. NHÀ THÔI MIÊN. Trong phòng tắt hết điện trừ ngọn điện nhỏ nơi QT. em bị phạt đứng đối diện với QT. QT và em bị phạt mỗi người cầm 1 cái đóa nước. QT bảo em này làm theo những cử động mình làm. Để làm cho em bị phạt ngủ, sau một vài điệu bộ nào đó QT xoa tay dưới đáy đóa rồi thoa lên mặt. Sau đó bật đèn lên, mọi ngưởi sẽ thấy bộ mặt hề của em bị phạt và QT tuyên bố là cuộc thôi miên đã thành công. ( đáy đóa của em bị phạt có bôi lọ nồi ). 84. HÌNH PHẠT KIỂU TRUNG HOA. Đặt 1 cái khăn cách em bị phạt đang quì gối dưới đất chừng 50 cm. em bị phạt 2 tay để sau lưng và mỗi tay cầm 1 trái banh. Em làm sao dùng răng nhặt được trái banh đó mà không làm rơi banh. 85. MÚC BI. Vẽ 1 vòng tròn trên đất đường kính chừng 2 m, để vào giữa vòng 1 hòn bi và đưa cho em bị phạt 1 cái thìa. Làm sao em múc được hòn bi mà nó không lăn ra ngoài. 86. ÔNG TỪ HÀ TIỆN. Đặt trên bàn 10 ngọn nến và bảo em bị phạt làm sao dùng 1 que diêm mà đốt được cả 10 ngọn. 3 lần không được cho em khất. Khi phải cho châm đi châm lại nhiều lần, cẩn thận lấy tay ẩm vuốt những tim nến. 87. CHÚ LỪA CHỞ ĐỒ. Em bị phạt khom lưng xuống và bịt mắt, 2 tay để trên lưng và ngữa lòng bàn tay lên. QT để nhanh 1 đồ vật vào tay và bảo em nói tên đồ vật đó. Nếu không trúng QT để vật đó lên lưng em bị phạt và tiếp tục đến những vật khác. 88. MẤT THĂNG BẰNG. 1 cái chai đặt nằm dưới đất giữa nhà, người ta trao cho em bị phạt 1 bao diêm và 1 cây nến, làm sao em châm được ngọn nến ấy khi em ngồi lên trên cái chai. 89. ĐIỆU VŨ CỦA NGƯỜI MÙ. 2 em bị phạt bịt mắt và mỗi em đứng ở một góc nhà. QT đưa ra 1 điệu vũ. 2 em phải tìm nhau và khi tìm thấy 2 em phải vũ theo điệu hát của mọi người. 90. NGƯỜI MỀM DẼO. Em bị phạt đứng để 2 gót chân chạm tường. Để 1 đồng tiền cách em chừng 30 ,40 cm. Làm sao em lấy được đồng tiền mà gót chân em không rời khỏi chân tường. 91. CON BỌ CHÉT Em bị phạt đứng giữa nhà. Giữa lưng em có gắn 1 mảnh giấy. Làm sao em dùng tay đưa qua vai mà lấy được mảnh giấy đó. 92. CHỐNG GIÓ VÀ THỦY TRIỀU. Em bị phạt cầm lấy 1 cây nến cháy bằng tay trái, tay phải đút vào túi quần hay để sau lưng. em bị phạt phải đi quanh phòng sát các em dự chơi hoặc ngồi hoặc đứng trên ghế. Các em này cố gắng thổi tắt ngọn nến mà không được động đến em bị phạt, em bị phạt phải làm sao cho ngọn nến không tắt. Em phải đi như thế 3 vòng, nếu tắt phải đi lại. 93. CHIẾC CÒI MẦU NHIỆM. 7,8 em ngồi vòng tròn xung quanh em bị phạt. Trong khi 1 trong số các em trên giải thích cho em hình phạt gồm những gì, thì 1 em đứng sau em bị phạt đeo vào sau lưng em bị phạt cái còi có dây ngắn bằng 1 cái kim băng. em bị phạt phải nói ai có cái còi. Những nghười chơi phải khôn khéo lợi dụng chiếc còi đó mỗi khi đi ngang qua để cuộc chơi thêm hào hứng. 94. PHU KHUÂN VÁC. Đặt lên đầu em bị phạt 1 đồ vật nào đó và em phải đi quanh phòng, cứ đi 3 bước em phải bái qùi 1 lần rồi 3 bước sau phải nghiêng mình làm sao cho vật không rơi. 95. NGƯỜI CHỘT. Em bị phạt được bịt 1 mắt và được mời xỏ kim. Để giúp em dễ nhắm 1 mắt, 1 em lấy tay có xoa lọ rồi bịt mắt em đó lại 96. THÙNG LĂN. Em bị phạt ngồi xổm xuống đất, 2 cổ tay bị trói vòng qua ra phía trước đầu gối luồn 1 cái gậy qua dưới đầu gối và trên cánh tay. Để 1 đồng tiền cách xa em chừng 30 cm và bảo em nhặt lấy. 97. CON CỪU. Để 1 cái khăn dưới đất, em bị phạt 2 tay để sau lưng phải làm sao cho nó rời chỗ chừng 50 cm và chỉ dùng mũi mà thôi. 98. NHỮNG CHÚ BÙ NHÌN MÙ. Bịt mắt 2 em bị phạt lại và trao cho mỗi em 1 cây nến cháy. Sau khi phân tán mỗi em một nơi, 2 em làm sao thổi tắt được nến của nhau. Các em khác phải giữ thinh lặng. Ai thổi tắt được tha. 99. ĐỘI NƯỚC. Em bị phạt đội 1 ca nước đi vòng quanh sân với một thời gian định sẵn mà không đổ. Nếu đổ phải làm lại với thời gian ngắn hơn. 100. GIÓ NAM. 1 em làm gió nam ngồi yên trên ghế và được phủ kín bằng 1 cái chăn. Trước mặt em, em bị phạt quì gối, 2 tay để sau lưng. 1 em khác làm đồng đứng bên phải gió nam, quay mặt ra phía em bị phạt và nói với em bằng một giọng huyền bí: " Hãy nhắc lại cái ta nói cho ngươi" và nói 3 lần bằng 1 giọng cao dần: " Hỡi gió nam hãy thổi trên ruộng lúa, hỡi gió nam hãy thổi trên mùa màng, hỡi gió nam hãy thổi trên những kẻ thu hoa lợi". Mỗi lệnh như vậy, gió nam chuyển mình càng lúc càng mạnh. Lần thứ 3, gió nam từ tứ giở chăn ra và ném vào đầu em bị phạt 1 nắm bột hay 1 thứ gì mà không gây nguy hiểm. 101. BỐN TÊN BỒI. Bốn tên bồi ra trình diện trước mặt em bị phạt và em cuối cùng có tên là Vũ Giáng và hỏi em bị phạt có biết đọc hay không. em bị phạt sẽ trả lời là có. QT bảo em bị phạt đọc tên 4 đức bồi và khi đọc đến tên "Vũ Giáng". QT bảo em đọc lại 2 lần và sau đó người ta sẽ tạt nước em bị phạt (Vì Vũ Giáng có nghĩa là mưa xuống). 102. CYRANO. Em bị phạt được mời uống 1 ca nước nhưng làm sao em không được để ca chạm miệng và mũi, cấm để nước rớt ra ngoài. (Có thể làm được bằng 2 cách: ống hút và ngửa cổ đổ vào ). 103. THẦN BACCHUS. QT đứng trên 1 cái ghế tay cầm 1 cái kẹp và 1 cái ca lớn có ít nước. Gọi em bị phạt ra và cắt nghĩa cho em hiểu hình phạt sắp chịu. QT tượng trưng cho thần Bacchus và bảo em bị phạt làm sao để được cái ca trên cái kẹp ở trên tay mình. Khi em bị phạt sắp sửa cầm cái ca, QT giả vờ rơi cái kẹp để em bị phạt cúi xuống nhặt. Đang khi em bị phạt nhặt, QT đổ ca nước trên đầu em. 104. TÌM CHIÊN LẠC. 3 em bị phạt vào trong vòng tròn và bị bịt mắt. 1 người làm chủ chiên, 1 người làm chiên và 1 người làm sói. Nghe lệnh còi, chủ đi tìm chiên và gặp (chạm) được chiên là thành công, đụng phải sói là bị loại. Lưu ý: Tiếng chiên (be be), tiếng sói (gâu gâu), cả 2 đi bằng 4 chân.
TRÒ PHẠT - PHẦN CÓ PHÂN TÍCH
01. BƠM XE Thể loại: Trò chơi phạt, vận động nhẹ trong phòng hoặc ngoài tròi, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Những người bị phạt ngồi xổm. Qt đứng trước mặt họ, ra tác động giả “bơm xe”. Khi Qt bơm “phù phù” thì xe từ từ đứng lên. Khi Qt “xì xì” thì xe từ từ xẹp xuống. Nhanh chậm tuỳ Qt.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: Làm thật đều. 02. GỘI ĐẦU CHO NHAU Thể loại: Trò chơi phạt ngoài trời, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Dành cho nhiều người bị phạt. Những người này đứng thành 2 hàng đối diện nhau. Mỗi hàng mang 1 tên dầu gội đầu. Thí dụ: hàng 1: Camay; hàng 2: Palmovie. * Nếu Qt nói “Camay” thì hàng 1 vò đầu hàng 2. * Nếu Qt nói “Palmovie” thì hàng 2 vò đầu hàng 1. * Nếu Qt nói “May” thì không ai được vò đầu ai cả. Ai sai thì ngồi xuống đợi hình phạt tiếp. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: Không được vò mạnh, chủ yếu làm xù tóc.
03. VỊT ĐẺ – GÀ ẤP – DIỀU XỚT Thể loại: Trò chơi phạt ngoài trời theo vòng tròn, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Những người bị phạt đi vòng tròn (ở trong), làm cử điệu trong khi mọi người vừa nói vừa vỗ tay (mỗi chữ vỗ 1 cái): “Vịt đe đe đe, Vịt đe đe đe, vịt đẻ. Gà ấp ấp, Gà ấp ấp, gà nở. Diều xớt xớt, Diều xớt xớt, gà đá”. Cử điệu: * Vịt đe đe đe: 2 tay trên hông, 2 chân rùn gần sát đất, đi kiểu vịt. * Vịt đẻ: sà đít xuống. * Gà ấp: 2 tay úp trên đầu, đi như trên. * Gà nở: 2 tay mở rộng ra trên đầu. * Diều xớt: 2 tay dang ra làm cánh, đi rùn chân, nhưng cao hơn kiểu vịt đi. *Gà đá: chân phải đá người trước. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: 04. BÙ LON Thể loại: Trò chơi phạt trong phòng hoặc ngoài trời, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: 0Luật chơi: Những người bị phạt ra ngồi ở giữa vòng, quay lưng vào nhau, mặt hướng về mọi người. Những người này chỉ được trả lời: “Bù lon” cho bất cứ câu hỏi nào của mọi người đặt ra. Những người ở vòng ngoài được tự do hỏi. Thí dụ: hỏi: Bạn ăn cơm với gì? * Trả lời: Bù lon. * Hỏi: Bạn tặng cho người yêu bạn cái gì? * Trả lời: bù lon. Hoặc có thể đặt cho mỗi người 1 tên như : Xơ dừa, cái lu, máng heo, xà beng... và đặt những câu hỏi vừa thích hợp vừa vui cười. Thí dụ hỏ: Bạn ăn cơm bằng gì? * Trả lời: máng heo. - Bạn xỉa răng bằng gì? - Xà beng. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, gây cười, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: 05. XAY LÚA Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Tất cả đọc thuộc cây này: “Xay thóc – nhọc mệt – hết hơi – ai ơi – giúp tôi – một tí.” Cử điệu: đứng, 2 tay đưa ra, kéo vào như tư thế xay lúa. Tay đưa ra, miệng đọc “xay” tay kéo vào miệng đọc “thóc”. Qt ra 1 hiệu còi, tất cả vừa đọc vừa làm cử điệu. Lần 1 chậm, lần 2 nhanh hơn, lần 3 nhanh nữa. Lần 6, 7 thật nhanh. Lần 8 chậm dần ... và chậm dần đến khi đọc khao khao không ra tiếng và 2 tay rã rời thì thôi. “Thiếu tinh thần thì tình thưông không thể được chứng minh và thiếu sự chứng minh này thi không thể có sự tin tưởng” (Don Bosco) Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: 06. ĐUA TÔM Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Đặc tính của tôm là đi lùi. Chơi cá nhân. Mỗi người là một con tôm. Những con tôm đứng ngang nhau ở mức khởi hành, cách mức tới 5m. Mỗi người khum sâu xuống, 2 bàn tay nắm lấy cổ chân, gối phải thẳng. Có tiếng còi, tôm đi lùi về mức tới. Tôm nào về trước là thắng. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: 07. VỖ ĐẦU – XOA BỤNG Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: * Vỗ đầu: tay phải vỗ đầu theo nhịp 1= xuống; 2 = lên. * Xoa bụng: tay trái xoa bụng theo hình tròn: 1= ½ vòng; 2= ½ vòng còn lại. Qt bắt 1 bài hát, mọi người vừa hát vừa tay phải vỗ đầu, tay trái xoa bụng hết bài hát, hát trở lại nhưng đổi tay: tay trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: Vỗ đầu và xoa bụng theo nhịp bài hát. Vỗ đầu và xoa bụng cùng 1 lúc nhưng vỗ đầu cho ra vỗ đầu, xoa bụng cho ra xoa bụng. Ai làm sai, mời ra giữa sẽ có hình phạt. 08 TẬP NÓI NHANH: Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Người bị nói nhanh, không lộn, không vấp câu nào “một hột vịt, lượm, luộc, lột, lũm.” Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: BÀ CÕNG CHÁU Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác theo hàng ngang. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Những người dự chơi đứng chống nạnh, cúi mình xuống, co 1 giò lên. Qt đặt khăn quàng trên lưng. Dự chơi cờ từ mức khởi hành đến mức tới (hay cò 1 vòng) sao cho khăn không rơi xuống đất. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: 10. BÒ LÚC LẮC – BÒ NHÚNG GIẤM Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Mọi người đứng, chống nạnh. Lúc lắc: lúc – lắc mông qua phải. Lúc – lắc mông qua trái. Nhúng giấm: nhúng – rùn sâu chân xuống. Giấm – đứng thẳng lên. * Khi Qt nói “Bò lúc lắc. Bò bò bò” TC lúc lắc 3 cái, vừa lúc lắc vừa nói lúc lắc, lúc lắc, lúc lắc. * Qt nói: “bò nhúng giấm. Bò bò bò” TC nhún xuống đứng lên 3 lần, vừa nhún vừa nói: nhúng giấm, nhúng giấm. Tuỳ Qt nói bao nhiêu tiếng “bò” thì phải làm bấy nhiêu lần lúc lắc hay nhúng giấm. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: 11. DÀNH PHẦN Thể loại: Trò chơi phạt ngoài trời theo vòng tròn, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện: Giáo dục: Luật chơi: Nếu 10 người thì dùng 9 chiếc dép, tức là số dép ít hơn số người 1 chiếc. - Những người này đứng vòng tròn, quay mặt ra, nắm tay nhau. - Số dép sắp hình tròn sau lưng những người này. - Tất cả hát 1 bài nào đó, bất thần, Qt thổi một tiếng còi, đang khi những người này di chuyển theo chiều kim đồng hồ. - Nghe tiếng còi, mỗi người cố gắng ngồi xuống trên 1 chiếc dép. Ai không ngồi trên 1 chiếc dép thì bị loại. - Loại 1 người, phải bỏ đi 1 chiếc dép, để giữ cho số dép ít hơn số người là 1. - Trò chơi tiếp tục cho đến khi còn lại 1 người. Người đó chiến thắng. Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. [Biên soạn Xuân Thắng] |
Xứ đoàn Thánh Tâm - Giáo xứ Quang Lâm - Giáo hạt Phương Lâm - Giáo phận Xuân Lộc
Địa chỉ: ấp Thanh Trung xã Thanh Sơn huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
Website http://xudoanthanhtamquanglam.mov.mn. Email: xudoanthanhtam@yahoo.com.
Email hỗ trợ: xthangdn@yahoo.com. Điện thoại: 0917792020 .